Phóng xạ bất thường đã được phát hiện gần biên giới liên Triều vào tháng trước, nhiều ngày sau khi Triều Tiên tuyên bố đã đạt được đột phá về công nghệ hạt nhân, Bộ Khoa học Hàn Quốc hôm nay cho hay.

 

Một binh sỹ Hàn Quốc đứng gác trên đảo Baengnyeong, gần biên giới liên Triều, ngày 15/6.

 

Bộ Khoa học Hàn Quốc cho hay họ không thể tìm được nguyên nhân gây ra phóng xạ bất thường trên song loại bỏ khả năng Triều Tiên tiến hành một vụ thử hạt nhân dưới lòng đất. Họ cho biết không có bằng chứng về một trận động đất mạnh thường phải kèm theo sau một vụ nổ hạt nhân.

 

Vào ngày 12/5, Triều Tiên cho biết các nhà khoa học nước này đã tạo thành công một phản ứng nhiệt hạch, công nghệ cần thiết để chế tạo bom hydro. Công nghệ này cũng một ngày nào đó có thể cung cấp nguồn năng lượng sạch vô hạn, bởi nó sản xuất ra ít chất thải phóng xạ, không giống như những phản ứng phân hạt cung cấp năng lượng cho các lò phản ứng điện hạt nhân hiện nay.

 

Giới chức Hàn Quốc đã nghi ngờ đột phá bất ngờ trên của Triều Tiên. Các nhà khoa học khắp thế giới cũng đã thử nghiệm nhiều thập kỷ qua, nhưng chưa phát triển được thành một nguồn năng lượng thay thế có thể sử dụng được.

 

Tuy nhiên, vào ngày 15/5, sự tập trung của xenon, khí trơ được thải ra sau một vụ nổ hạt nhân hoặc rò rỉ phóng xạ từ một nhà máy hạt nhân, trong không khí ở biên giới liên Triều (phía Hàn Quốc) được tìm thấy tăng cao gấp 8 lần bình thường.

 

Hàn Quốc sau đó đã tìm kiếm dấu hiệu của một trận động đất mạnh, do con người tạo ra – dấu hiệu có thể tìm thấy nếu Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia không tìm thấy dấu hiệu một vụ động đất như thế ở Triều Tiên.

 

“Chúng tôi đã xác định rằng không có khả năng xảy ra một vụ thử hạt nhân dưới lòng đất”, Bộ Khoa học Hàn Quốc cho hay và cho biết khí trên không gây ra mối nguy hại gì.

 

Trước đó, vào ngày hôm nay, tờ báo có lượng phát hành lớn nhất Hàn Quốc Chosun Ilbo dẫn lời một chuyên gia giấu tên cho biết Triều Tiên có thể đã tiến hành một vụ thử hạt nhân nhỏ.

 

Còn theo chuyên gia hạt nhân Whang Joo-ho tại Đại học Kyum Hee, Hàn Quốc, phản ứng nhiệt hạch phải được tiến hành ở áp suất và nhiệt độ cao, trong một lò phản ứng và một môi trường như thế chỉ được tạo ra bằng cách cho nổ bom uranium.

 

“Rất đáng ngờ là Triều Tiên có thể cho nổ một quả bom mà sóng địa chấn không bị phát hiện”, Whang cho hay.

 

Triều Tiên được cho là sở hữu đủ pluton để có thể dùng cho ít nhất nửa tá quả bom nguyên tử. Nước này đã tiến hành 2 vụ thử hạt nhân dưới lòng đất, vào năm 2006 và 2009.

 

Tin tức về việc phát hiện phóng xạ được đưa ra vào thời điểm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng cao, do liên quan đến vụ đắm tàu chiến Cheonan mà Hàn Quốc đổ lỗi cho Triều Tiên. Triều Tiên đã kịch liệt phủ nhận cáo buộc và cảnh báo bất kỳ sự trừng phạt nào đối với họ có thể làm nổ ra một cuộc chiến. Trong khi đó, Hội đồng bảo an LHQ hiện đang xem xét đề nghị trừng phạt Bình Nhưỡng của Seoul về vụ đắm tàu.

 

Trong khi đó một quan chức Bộ Khoa học Hàn Quốc cho biết gió đã thổi theo hướng từ bắc xuống nam khi khí xenon được phát hiện. Song giới chức này cũng cho rằng có thể khí đó không xuất phát Triều Tiên, do Hàn Quốc không thể tìm ra lý do của việc tăng mạnh khí trên. Giới chức này cũng loại bỏ khả năng xenon xuất phát từ các nhà máy điện hạt nhân của Hàn Quốc.

 

                                                                                            Theo Dantri

Các tin khác


Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Moldova, Gruzia thúc đẩy tiến trình gia nhập EU

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Latvia có Tổng thống mới

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 31/5, Quốc hội Latvia đã bầu Ngoại trưởng Edgar Rinkevics làm tổng thống mới ở quốc gia Baltic 1,9 triệu dân này.

Tổn thất do thuốc lá gây ra với kinh tế toàn cầu lên tới 1.400 tỷ USD mỗi năm

Ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá thường được quảng cáo là có ý nghĩa với phát triển kinh tế, trên thực tế chỉ đóng góp chưa đến 1% GDP toàn cầu.

Tòa án Libya kết án tử hình 23 thành viên của IS

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, ngày 30/5, Tòa án thành phố Misrata, miền Tây Libya đã tuyên án tử hình 23 thành viên của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng với nhiều tội danh, trong đó có vụ hành quyết 21 tín đồ Cơ đốc giáo dòng Coptic của Ai Cập tại thành phố Sirte hồi đầu năm 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục