Sáng 7.11, cử tri Myanmar đã đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lịch sử, lần đầu tiên trong 20 năm qua. Cuộc bầu cử quốc hội liên bang và cơ quan lập pháp các cấp ở Myanmar lần này thu hút sự quan tâm của thế giới, đặc biệt là của các nước thành viên ASEAN.


d
Cử tri Myanmar đi bỏ phiếu.

Khoảng 40.000 điểm bỏ phiếu trên toàn quốc đã mở cửa từ 6 giờ sáng và kết thúc lúc 4 giờ chiều. Có 29 triệu cử tri đại diện cho gần 60 triệu người dân đủ tư cách tham gia bỏ phiếu.

Cuộc bầu cử lần này có tổng cộng 37 chính đảng - được Uỷ ban Bầu cử liên bang (UEC) cấp phép - tham gia tại 7 khu vực và 7 bang thiểu số. Tổng cộng có 3.071 ứng cử viên, trong đó có 82 ứng cử viên độc lập, đua tranh vào 1.159 ghế tại quốc hội, trong đó có 326 ghế hạ viện, 168 ghế thượng viện và 665 ghế tại các cơ quan lập pháp cấp khu vực và cấp bang. Trong số các chính đảng tham gia tranh cử, Đảng Phát triển và Đoàn kết Thống nhất (USDP) với 18 triệu đảng viên, do Thủ tướng U Thein Sein đứng đầu, được coi là chính đảng lớn mạnh nhất với 1.112 ứng cử viên, trong đó có 26 đương kim bộ trưởng.

Theo hiến pháp hiện hành, quân đội Myanmar được dành riêng một phần tư ghế trong quốc hội mới (khoảng 110 ghế, không tính 326 ghế trên). Tại thượng viện, Thống tướng Than Shwe sẽ chỉ định 56 nghị sĩ, ngoài 168 nghị sĩ do dân bầu.

Theo hiến pháp mới, tổng thống là người đứng đầu nhà nước, được quyết định qua bầu cử quốc hội. Trước đó, các tướng lĩnh cấp cao, trong đó có Thống tướng Than Shwe cùng một số bộ trưởng trong chính phủ đã rời quân đội để tham gia cuộc bầu cử.

Từ sáng sớm, tại nhiều điểm bỏ phiếu, đã có đông cử tri xếp hàng để thực hiện quyền công dân. Theo ghi nhận của các phóng viên quốc tế, cuộc bầu cử diễn ra khá yên bình. Cảnh sát chống bạo động được triển khai để bảo vệ các điểm bầu cử và các khu vực đông người qua lại. 10 ngày trước bầu cử, an ninh Myanmar đã bắt giữ 5 đối tượng bị cáo buộc âm mưu đánh bom các địa điểm công cộng tại ba thành phố lớn, để phá rối cuộc bầu cử.

Các nước thành viên ASEAN hết sức quan tâm tới cuộc bầu cử ở Myanmar. Việt Nam, với tư cách Chủ tịch ASEAN trước đó đã ra tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa giải dân tộc ở Myanmar và kêu gọi Myanmar tổ chức tổng tuyển cử một cách tự do, công bằng, với sự tham gia của các đảng phái, qua đó đóng góp cho ổn định và phát triển của đất nước.

                                                                                Theo Báo Laodong

Các tin khác


Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Moldova, Gruzia thúc đẩy tiến trình gia nhập EU

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Latvia có Tổng thống mới

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 31/5, Quốc hội Latvia đã bầu Ngoại trưởng Edgar Rinkevics làm tổng thống mới ở quốc gia Baltic 1,9 triệu dân này.

Tổn thất do thuốc lá gây ra với kinh tế toàn cầu lên tới 1.400 tỷ USD mỗi năm

Ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá thường được quảng cáo là có ý nghĩa với phát triển kinh tế, trên thực tế chỉ đóng góp chưa đến 1% GDP toàn cầu.

Tòa án Libya kết án tử hình 23 thành viên của IS

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, ngày 30/5, Tòa án thành phố Misrata, miền Tây Libya đã tuyên án tử hình 23 thành viên của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng với nhiều tội danh, trong đó có vụ hành quyết 21 tín đồ Cơ đốc giáo dòng Coptic của Ai Cập tại thành phố Sirte hồi đầu năm 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục