Đụng độ giữa các nhóm quân nổi dậy người thiểu số và lực lượng quân đội chính phủ đã khiến khoảng 20.000 người Myanmar tại khu vực biên giới với Thái Lan chạy tị nạn sang nước láng giềng.

Người Myanmar tị nạn đã chạy sang Thái Lan vì xung đột vũ trang - Ảnh: Reuters

Sự kiện này xảy ra ngày 8-11, ngay sau cuộc bầu cử diễn ra cuối tuần trước.

AP mô tả “các bà mẹ bế con và những người đàn ông cõng các cụ già trên lưng” chạy khỏi Myanmar khi chiến sự leo thang ở nhiều điểm dọc theo biên giới Thái Lan làm ít nhất 10 người bị thương.

Trong những cuộc đụng độ dữ dội nhất, lực lượng nổi dậy Karen đã chiếm được một đồn cảnh sát và một bưu điện ngày 7-11 ở thị trấn biên giới phía bắc Myawaddy. Đọ súng kéo dài tới trưa ngày 8-11.

Một số vụ đụng độ lẻ tẻ khác xung quanh khu vực này cũng đã nổ ra, theo lời một quan chức người Thái Lan ở khu vực biên giới, Chamras Jungnoi.

Vào cuối ngày 8-11, tiếng đạn pháo đã ngưng và quân đội chính phủ đã kiểm soát hoàn toàn Myawaddy.

Một người lính quân đội Thái đeo rocket đi lại tại Mae Sot - Ảnh: Reuters

“Ít nhất 15.000 người tị nạn đã băng qua biên giới đông Myanmar vào miền bắc Thái Lan kể từ sáng nay” - Andreij Mahecic, người phát ngôn của cơ quan phụ trách người tị nạn của Liên Hiệp Quốc, nói với AP.

Cơ quan này đang cung cấp lều bạt và các nhu yếu phẩm cho nạn dân. Họ tiếp tục đổ sang Thái Lan vào tối 8-11 và một số nguồn tin độc lập nói số người tị nạn có thể lên đến 20.000.

Đại tá Wannatip Wongwai, Tư lệnh quân khu ba của Thái Lan, nói ông cố gắng hỗ trợ những người tị nạn, nhưng không thể duy trì lâu do họ quá đông. “Ngay khi tình hình được kiểm soát trở lại (ở Myawaddy), chúng tôi sẽ đưa các người tị nạn trở lại Myanmar”, ông nói với AP.

Đảng Đoàn kết và phát triển sẽ thắng?

Về tình hình bầu cử, truyền thông nhà nước Myanmar cho hay Ủy ban bầu cử ngày 8-11 công bố 40 ứng viên được chính quyền ủng hộ đã thắng cử, nhưng cho đến giờ chưa có kết quả chính thức nào được công bố và cũng không có lịch trình công bố kết quả.

Một nhà sư đứng trước đám đông người Myanmar tị nạn đã chạy sang Thái Lan vì xung đột vũ trang

Các nhà phân tích cho rằng Đảng Đoàn kết và phát triển được chính quyền ủng hộ chắc chắn sẽ thắng lớn. Đảng này có 1.112 ứng viên ra tranh cử cho 1.159 ghế ở quốc hội gồm hai viện và 14 cơ quan lập pháp địa phương.

Đảng lớn nhất trong số còn lại, Lực lượng dân chủ quốc gia (NDF), chỉ tranh cử 164 ghế. Hiến pháp cũng quy định 25% số ghế ở quốc hội sẽ do các nhân vật trong quân đội nắm giữ.

Đảng NDF, do các thành viên chủ chốt thuộc Liên đoàn dân chủ quốc gia của bà Aung San Suu Kyi thành lập, cáo buộc đảng của chính quyền gian lận.

Tổng thống Mỹ Barack Obama, hiện đang ở thăm Ấn Độ, hay Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, đã lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng với cuộc bầu cử.

                                                                      Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Moldova, Gruzia thúc đẩy tiến trình gia nhập EU

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Latvia có Tổng thống mới

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 31/5, Quốc hội Latvia đã bầu Ngoại trưởng Edgar Rinkevics làm tổng thống mới ở quốc gia Baltic 1,9 triệu dân này.

Tổn thất do thuốc lá gây ra với kinh tế toàn cầu lên tới 1.400 tỷ USD mỗi năm

Ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá thường được quảng cáo là có ý nghĩa với phát triển kinh tế, trên thực tế chỉ đóng góp chưa đến 1% GDP toàn cầu.

Tòa án Libya kết án tử hình 23 thành viên của IS

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, ngày 30/5, Tòa án thành phố Misrata, miền Tây Libya đã tuyên án tử hình 23 thành viên của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng với nhiều tội danh, trong đó có vụ hành quyết 21 tín đồ Cơ đốc giáo dòng Coptic của Ai Cập tại thành phố Sirte hồi đầu năm 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục