Julian Assange phủ nhận mối liên quan với các hacker l Cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ WikiLeaks và các công ty đối thủ diễn ra trên mạng

 
Nhà sáng lập website WikiLeaks Julian Assange đã gặp gỡ các luật sư và các nhà ngoại giao Úc trong nhà tù của Anh. Assange bác bỏ tin đồn rằng ông hoặc WikiLeaks đứng sau các cuộc tấn công của các hacker nhằm vào website các công ty đã cắt đứt mối quan hệ với tổ chức này.
 

Biểu tình ủng hộ WikiLeaks và nhà sáng lập Julian Assange trước sứ quán Anh ở Budapest (Hungary) ngày 9-12. Ảnh: REUTERS

 

Trước đó, ngày 9-12, vị đại diện chính thức của sứ quán Úc ở Anh đã trò chuyện qua điện thoại với nhà sáng lập WikiLeaks đang bị giam giữ. Theo hãng tin Rosbalt, Assange đã dọa rằng trong trường hợp ông bị ngồi tù hoặc chết thì những công bố mới trên WikiLeaks sẽ đụng đến các quyền lợi của nước Mỹ.

 
Trong khi đó, theo hãng tin AP, trên mạng đã diễn ra cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ WikiLeaks và các công ty mà họ cáo buộc đã cố gắng đàn áp website này. Hậu quả là website của hai bên đều bị tê liệt hoặc bị tắc nghẽn vì bị tấn công. Ở Hà Lan, một cậu bé 16 tuổi bị bắt giữ vì tình nghi liên quan đến các vụ tấn công do những người ủng hộ WikiLeaks thực hiện.
 

Thủ tướng Nga và Tổng thống Brazil lên tiếng
 
Khi các đồng minh của Mỹ chỉ trích WikiLeaks, một số nhà lãnh đạo trên thế giới đặt vấn đề xoay quanh việc bắt giữ Assange. Thủ tướng Nga Vladimir Putin nhận định sự kiện Assange bị giam giữ cho thấy phương Tây có những vấn đề riêng của mình về dân chủ. Thủ tướng Nga đặt câu hỏi: “Vì sao Assange bị giữ trong tù? Đó có phải là dân chủ?”.
 
Bên cạnh đó, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva nói ông ngạc nhiên nhận thấy thiếu sự phản đối chống lại việc bắt giữ Assange.

Phát biểu tại buổi họp báo sau cuộc họp với Liên hiệp châu Âu về an ninh mạng, chống khủng bố và bảo vệ dữ liệu, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder cho biết bộ này đang xem xét các cuộc tấn công trên không gian mạng nhằm vào các đối thủ của WikiLeaks và các công ty đã ngưng làm ăn với website này.
 
Nhiều công ty Mỹ đã cắt quan hệ với WikiLeaks, trong đó có MasterCard, Visa, Amazon.com, PayPal và EveryDNS. Những người ủng hộ WikiLeaks ở Thụy Sĩ và Đức đe dọa kiện các công ty tài chính Mỹ đã ngưng quan hệ với website này. Đồng thời, các giới chức tư pháp ở Pháp đã ngăn chặn nỗ lực của Chính phủ Pháp nhằm loại bỏ WikiLeaks ra khỏi các máy chủ ở nước này.
 
Bên cạnh đó, bà Navi Pillay, một giới chức hàng đầu về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, lên tiếng báo động về động thái của các giới chức và các tập đoàn cắt đứt nguồn tài trợ của WikiLeaks và loại bỏ WikiLeaks ra khỏi máy chủ.
 
Bà cho rằng điều đó vi phạm quyền tự do thể hiện của WikiLeaks. Bà cũng tỏ ra ngạc nhiên trước quy mô các cuộc tấn công trên mạng nhằm vào các công ty tài chính lớn của Mỹ. Bà Pillay nhấn mạnh: “Thực chính xác khi các phương tiện truyền thông gọi đó là cuộc chiến tranh mạng. Sự việc đang xảy ra thật đáng ngạc nhiên”.
 
WikiLeaks đã bị áp lực tăng cao kể từ khi bắt đầu công bố khoảng 25.000 tài liệu bí mật về ngoại giao của Mỹ. Đã xảy ra những vụ tấn công vào website này và những lời đe dọa nhắm vào nhà sáng lập Assange. Các giới chức Mỹ cho rằng hành động của WikiLeaks đã đẩy ngành ngoại giao lâm vào tình trạng lộn xộn, khiến nhiều quốc gia cắt giảm quan hệ với Mỹ.
 
Ngày 10-12, 500 người xuống đường tham gia biểu tình ủng hộ WikiLeaks ở Sydney (Úc). Trong khi đó, ở thành phố Multan (Pakistan), hàng chục người đốt cờ Mỹ và cờ Anh trên đường phố để phản đối việc giam giữ Assange. Ngoài ra, các cuộc biểu tình ủng hộ WikiLeaks cũng đã được hoạch định vào ngày 10-12 ở Brisbane (Úc) và ngày 13-12 ở London (Anh).
 
 
                                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác


Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục