Tổng thống Bờ Biển Ngà Laurent Gbagbo đang chống lại sức ép từ chức của cộng đồng quốc tế, thậm chí không nhận một cuộc điện thoại từ Tổng thống Mỹ. Còn Liên hợp quốc cảnh báo nội chiến có thể xảy ra nếu văn phòng đối thủ của ông Gbagbo bị tấn công

 

 
Tổng thống Bờ Biển Ngà Laurent Gbagbo.

Ông Laurent Gbagbo, người bị quốc tế coi là thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng trước, vẫn khăng khăng không từ chức bất chấp các nỗ lực thuyết phục và kể cả đe dọa dùng vũ lực của các nhà lãnh đạo Tây Phi.

Lanny J Davis, luật sư người Mỹ từng làm việc cho cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, đã từ chức cố vấn cho ông Gbagbo, khẳng định Tổng thống Gbagbo giờ không nghe điện thoại của ông và thậm chí còn từ chối 1 cuộc gọi của nhà lãnh đạo Mỹ Barack Obama.

Trong lá đơn từ chức, ông Davis cho hay ông đã nhiều lần cố gắng dàn xếp một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Gbagbo và ông Obama nhằm thảo luận “các phương án về một giải pháp hòa bình có thể giúp tránh đổ máu”. Nhưng Bờ Biển Ngà đã chặn cuộc gọi của ông chủ Nhà Trắng.

Trong khi đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hôm qua đã lên tiếng cảnh báo những người ủng hộ ông Gbagbo không tấn công văn phòng của đối thủ chính trị Alassane Ouattara và rằng một cuộc tấn công như vậy có thể châm ngòi cho một cuộc nội chiến.

Cộng đồng quốc tế đang gây sức ép để ông Gbagbo từ chức, nhường ghế cho đối thủ Ouattara, người được quốc tế công nhận là chiến thắng trong cuộc bầu cử. Ông Ouattara hiện đang được các binh sĩ Liên hợp quốc bảo vệ tại thủ đô Abidjan.

Hôm thứ 4, Bộ trưởng Thanh niên của Tổng thống Gbagbo, ông Charles Ble Goude, đã kêu gọi những người ủng hộ tấn công khách sạn ở Abidjan nơi ông Ouattara đang lập trụ sở dưới sự bảo vệ của Liên hợp quốc vào thứ 7 này.

Một tuyên bố từ văn phòng ông Ban Ki-moon cho biết ông lo ngại sâu sắc về lời kêu gọi của Bộ trưởng Bờ Biển Ngà, đồng thời tuyên bố Liên hợp quốc sẽ làm tất cả để bảo vệ ông Ouattara.

Theo số liệu của Liên hợp quốc, cuộc tranh giành quyền lực tại Bờ Biển Ngà đã làm hơn 170 người thiệt mạng. Gần 20.000 người, hầu hết là phụ nữ và trẻ em, đã chạy khỏi nước này sang quốc gia láng giềng Liberia do lo sợ bất ổn gia tăng.

 

                                                                                 Theo DanTri

 

 

Các tin khác


Số trẻ em bị tấn công, giết hại ở CHDC Congo tăng mức kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.

"Khoảng trống Suwalki": Điểm yếu lớn nhất của NATO giờ ra sao?

NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Quân đội Somalia bắt giữ thủ lĩnh cấp cao của Al-Shabaab

Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.

Căng thẳng Đức - Italy về vấn đề di cư

Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.

Nổ kho nhiên liệu ở Nagorny-Karabakh: Số người thiệt mạng tăng lên 170

Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.

Bộ trưởng Tư pháp Ba Lan: Tên lửa của Ukraine giết chết hai công nhân Ba Lan

Quả tên lửa rơi xuống ngôi làng của Ba Lan, từng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ leo thang xung đột ở Ukraine, đã được Bộ trưởng Tư pháp Ba Lan xác nhận là thuộc về Kiev.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục