Tình báo Mỹ hướng dẫn biện pháp mới để theo dõi nhân viên, nhằm ngăn ngừa tình trạng rò rỉ thông tin mật. Nhà Trắng đã gửi đi một công văn 11 trang yêu cầu các cơ quan liên bang thường tiếp cận với thông tin mật phải sử dụng các bước hành động tích cực hơn theo hướng dẫn để phát hiện nhân viên có khả năng tiết lộ bí mật quốc gia. Thông báo này được xem như chương trình hành động ngăn ngừa “mối đe dọa từ bên trong” sau khi chính quyền lúng túng về vụ rò rỉ thông tin WikiLeaks.

Tổng thống Barack Obama (phải) và Giám đốc Cơ quan Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng. Ảnh: WHITEHOUSE.GOV

 
Đài truyền hình Mỹ NBC News hôm 4-1 đã tiết lộ công văn nói trên, được các quan chức tình báo Mỹ soạn thảo và Giám đốc Cơ quan Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng (OMB) Jacob J. Lew gửi đi. Thông báo hướng dẫn về một số bước hành động mới trong đó có cách phát hiện khả năng có “thay đổi trong hành vi”  của nhân viên tiếp cận với tài liệu mật. Công văn yêu cầu các cơ quan áp dụng biện pháp được các chuyên gia xã hội học và phân tâm học thường dùng để đo lường mức độ “tương đối hài lòng” hoặc “chán nản và cáu gắt” như cách để đánh giá xem nhân viên đó có “đáng tin cậy” hay không.
 
Thêm vào đó, các cơ quan có sử dụng tài liệu mật phải có cách thức mới để xác định các cuộc tiếp xúc giữa nhân viên với báo chí; cân nhắc việc sử dụng trắc nghiệm phát hiện nói dối và theo dõi các chuyến đi nước ngoài bất thường của nhân viên. Công văn yêu cầu quan chức lãnh đạo các cơ quan liên quan phải trả lời về cách thực hiện của mình và báo cáo lại cho OMB.
 
Công văn này là bước mới nhất trong các biện pháp của chính quyền Mỹ nhằm ngăn chặn tình trạng rò rỉ thông tin như WikiLeaks đã có được thời gian qua. Hồi cuối tháng 11-2010, OMB đã hướng dẫn các cơ quan liên bang có sử dụng tài liệu mật thành lập “tổ đánh giá” để xem xét về mức độ an toàn của thông tin mật trong cơ quan mình. Tuy nhiên, chuyên gia về an ninh thuộc Liên đoàn Các Nhà khoa học Mỹ Steven Aftergood nhận định: “Đó là hoang tưởng chứ không phải an ninh”. Theo ông Aftergood, các biện pháp này thường được sử dụng để phát hiện điệp viên ở Cơ quan Tình báo Trung ương CIA, các cơ quan tình báo khác cũng như đã áp dụng rộng hơn tại Bộ Ngoại giao, Bộ Năng lượng, NASA... nhưng không cho thấy hiệu quả. 
 
                                                                                       Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục