Nếu như cách đây 35 năm, Chile là nước “xuất khẩu” chính dòng người di cư ở Mỹ Latin thì hiện nay quốc gia này là “đất lành” của dòng người nhập cư tìm đến. Từ năm 2002 đến năm 2009, chỉ riêng lượng người nhập cư hợp pháp đã tăng vọt lên 91%, bên cạnh hàng chục ngàn người nhập cư bất hợp pháp đang xoay xở tìm cách định cư lại. Tuy nhiên, người nước ngoài đến Chile không còn là những dòng người châu Âu, hơn 60% người nhập cư đến Chile trong hơn 20 năm qua là đến từ những nước láng giềng như Peru (37,1%), Argentina (17,2%) và Bolivia (6,8%).

 

Người Chile đã đặt tên cho hiện tượng này là “Nhập cư mới” – ám chỉ dòng chảy người nhập cư nghèo khổ từ những nước láng giềng đến tìm kiếm công việc và một cuộc sống ổn định hơn. Một cuộc điều tra cuối năm 1998 cho thấy, 70% người đến Chile là để tìm việc và tìm cách định cư vĩnh viễn, như trường hợp của Marta đến từ Ecuador cách đây 7 năm. Người phụ nữ này có 3 con gái, và hiện đã có 11 đứa cháu với visa cư trú vĩnh viễn. Tiệm làm tóc của bà là một trong hàng chục cửa hiệu của người nhập cư như nhà hàng, quầy đổi ngoại tệ, trung tâm điện thoại…

Ở thành phố Iquique, bạn có thể thấy một nhà hàng Peru nằm cạnh một cửa hàng bán đồ thủ công Ecuador và cạnh một cửa hàng McDonald. Song hiện tượng này cũng có nghĩa Chile đang đối mặt với những thử thách về nạn phân biệt chủng tộc, bài ngoại từ người bản xứ do lo sợ mất việc về tay người nước ngoài. Trong một cuộc điều tra của chính phủ vào năm 1998 về người nhập cư cho thấy, trung bình có đến 1/3 người nhập cư bị phân biệt đối xử. Ví dụ đoàn tụ gia đình được xem là lý do hợp lệ để cấp visa ở một số thành phố, nhưng ở thành phố khác thì không. Tại một số bệnh viện công, người nhập cư muốn được khám chữa bệnh phải có thẻ căn cước của Chile. Các hợp đồng làm việc cũng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực. Một người nhập cư với một visa việc làm có thể nộp đơn xin cư trú vĩnh viễn sau 2 năm. Nhưng nếu thay đổi công việc, họ phải làm lại từ đầu. Nhưng hầu hết họ thường bị sa thải trước thời hạn 2 năm.

Trong khi người Peru, Bolivia và Ecuador đến Chile phần lớn từ những khu vực nông thôn, nghèo nàn thì người Argentina - chiếm phần lớn trong cộng đồng người nhập cư ở Chile - chủ yếu là những chuyên gia có trình độ đến nước này để thoát khỏi tình trạng kinh tế suy thoái ở đất nước họ. Theo một cuộc điều tra năm 2008 của chính phủ, hơn 90% người Argentina đều có hợp đồng làm việc chính thức, trong khi chỉ có 44% người Bolivia và 63% người Peru  là có hợp đồng loại này.

Mặc dù chính phủ nước này đã ban hành nhiều sắc lệnh và quy định để bảo vệ quyền của người nhập cư, nhưng luật nhập cư của Chile gần như không thay đổi kể từ khi nhà cựu độc tài Augusto Pinochet ban hành luật nhập cư năm 1975. Theo Globalpost, chính phủ của Tổng thống Bachelet (2006-2010) cũng đã hoàn thành dự thảo luật nhập cư cải cách để bảo đảm quyền của người nhập cư. Còn chính quyền hiện tại của Tổng thống Sebastian Pinera cũng đang gấp rút cải cách luật bảo vệ quyền của người nhập cư, đồng thời cũng muốn ngăn cản bớt dòng người nhập cư để ngăn chặn tỷ lệ tội phạm cũng đang tăng cao ở nước này.

 

                                                                                       Theo SGGP

 

 

Các tin khác


EU và Pfizer/BionTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.

Mỹ và Trung Quốc nhất trí thiết lập các kênh liên lạc để tăng cường trao đổi về thương mại

Ngày 25/5, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đang thăm Mỹ để thảo luận vấn đề thương mại song phương.

Nhật Bản: Bắt giữ nghi phạm vụ tấn công bằng dao và nổ súng tại tỉnh Nagano

Ngày 26/5, cảnh sát Nhật Bản cho biết đã bắt giữ 1 đối tượng bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công bằng dao và nổ súng khiến tổng cộng 4 người thiệt mạng một ngày trước đó.

Khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 25/5, Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 đã khai mạc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản với chủ đề "Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu"

Tàu mắc cạn khiến kênh đào Suez ùn tắc

Một con tàu đã bị mắc cạn trên kênh đào Suez ở Ai Cập khiến ít nhất 4 tàu khác bị kẹt lại phía sau.

Italy ‘oằn mình’ trước trận lụt lịch sử tồi tệ nhất trong 100 năm

Hai đợt mưa diễn ra cách nhau 15 ngày đã đổ xuống Emilia Romagna - một trong những vùng giàu có nhất tại Italy - lượng nước mưa bằng mức trung bình của cả năm, nhấn chìm hàng chục thành phố và thị trấn, gây ra hàng trăm vụ lở đất và làm tê liệt hơn 500 con đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục