Ngày 27.1, ông Jack Lang - đặc phái viên Liên Hợp Quốc về cướp biển - đã đề nghị mở các toà án quốc tế đặc biệt xét xử hải tặc tại miền bắc Somalia và Tanzania.


 

d
Cướp biển Somalia bị hải quân Malaysia bắt giữ tại vịnh Aden.

Chi phí cho các toà án này có thể vào khoảng 25 triệu USD trong vòng 3 năm, so với thiệt hại hằng năm là 5-7 tỉ USD do nạn cướp biển.

Theo ông Lang, cướp biển Somalia ngày càng hung hãn và đang chứng tỏ vị thế “những ông chủ của Ấn Độ Dương” do có quá ít khung pháp lý truy tố và xét xử chúng. Chính sách của hải quân “bắt rồi thả” là một trong những lý do khiến cướp biển “nhờn” và tấn công mạnh hơn.

Theo Cơ quan Hàng hải quốc tế, số tàu thuyền bị hải tặc tấn công đã lên đến con số kỷ lục 49 tàu năm 2010, với 1.016 thủy thủ bị giữ làm con tin, bất chấp sự hiện diện của hàng chục tàu chiến nước ngoài tại vùng biển Somalia. Hôm 26.1, thêm hãng vận tải đường biển của Đức Beluga Nomination bị hải tặc Somalia giữ một tàu chở hàng và 12 thủy thủ tại Ấn Độ Dương. “Có khoảng 1.500 tên cướp biển đang thách thức thế giới, coi thường LHQ. Chúng ta cần phải hành động ngay lập tức, nhanh chóng và kiên quyết” - ông Lang tuyên bố.

Hai toà án mới dự kiến sẽ nhận tài trợ và huấn huyện từ nước ngoài, nhưng do người Somalia điều hành. Toà án thứ ba, cũng sử dụng luật pháp Somalia, sẽ đặt tại Arusha, Tanzania. Ngoài ra, hai nhà tù đặc biệt sẽ được xây tại Somaliland và Puntland, với quy mô giam giữ khoảng 1.000 tù nhân. Ông Lang cũng nhấn mạnh đến việc bắt giữ những kẻ cầm đầu các nhóm cướp biển. “Chúng chỉ khoảng trên 10 người và là bộ não chỉ đạo các vụ cướp” - ông Lang nói.

 

                                                                                   Theo Bao LĐ

 

 

Các tin khác


Số trẻ em bị tấn công, giết hại ở CHDC Congo tăng mức kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.

"Khoảng trống Suwalki": Điểm yếu lớn nhất của NATO giờ ra sao?

NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Quân đội Somalia bắt giữ thủ lĩnh cấp cao của Al-Shabaab

Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.

Căng thẳng Đức - Italy về vấn đề di cư

Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.

Nổ kho nhiên liệu ở Nagorny-Karabakh: Số người thiệt mạng tăng lên 170

Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.

Bộ trưởng Tư pháp Ba Lan: Tên lửa của Ukraine giết chết hai công nhân Ba Lan

Quả tên lửa rơi xuống ngôi làng của Ba Lan, từng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ leo thang xung đột ở Ukraine, đã được Bộ trưởng Tư pháp Ba Lan xác nhận là thuộc về Kiev.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục