Trong sách Trắng quân sự công bố ngày 31.3, quân đội Trung Quốc cam kết xây dựng lòng tin với các nước láng giềng.

Trung Quốc sẽ không phát triển chính sách bành trướng.
Trung Quốc sẽ không phát triển chính sách bành trướng.

Sách Trắng quân sự Trung Quốc được công bố 2 năm một lần, trong đó đưa ra quan điểm của Trung Quốc về các vấn đề an ninh và cung cấp cái nhìn tổng quan về lực lượng quân sự Trung Quốc. Trong buổi họp báo giới thiệu sách Trắng (ảnh), đại tá Geng Yansheng - Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc - nói: “Hiện nay và trong tương lai, cho dù phát triển thế nào, Trung Quốc cũng không bao giờ tìm kiếm sự bá chủ hoặc theo đuổi chính sách bành trướng”.

Đánh giá về tình hình an ninh khu vực, sách Trắng nhận xét: “Những thay đổi to lớn đang diễn ra trong diện mạo chiến lược ở Châu Á – Thái Bình Dương. Các cường quốc liên quan đang tăng cường đầu tư chiến lược. Cạnh tranh quân sự quốc tế vẫn rất khốc liệt”.
Quan hệ Trung – Mỹ - đặc biệt trên vấn đề quân sự - khá căng thẳng trong những năm qua. Mặc dù sự căng thẳng đó có thuyên giảm sau việc Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Mỹ đầu năm nay, nhưng bất đồng vẫn còn rất lớn.

Sách Trắng viết: “Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, làm cản trở nghiêm trọng đến quan hệ Trung - Mỹ”. Đại tá Geng Yansheng phát biểu, Trung – Mỹ cần tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau - đối với phía Trung Quốc, lợi ích đó bao gồm cả vấn đề Đài Loan: “Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Mỹ, dựa trên sự tôn trọng, lòng tin, bình đẳng và lợi ích chung”.

Sách Trắng lần đầu tiên có một chương riêng biệt về xây dựng lòng tin trong vấn đề quân sự, nhấn mạnh việc tư vấn quốc phòng, huấn luyện chung và trao đổi giữa các đơn vị ở biên giới. Mỹ và một số nước láng giềng của Trung Quốc thỉnh thoảng vẫn bày tỏ sự quan ngại của họ về mục đích cuối cùng của việc Trung Quốc hiện đại hoá quân sự. Nhưng sách Trắng khẳng định rằng, các nước không có gì phải lo ngại. Trung Quốc cho rằng sách Trắng này nhằm mục đích tăng cường tính minh bạch quân sự của Trung Quốc. Sách Trắng viết, các lực lượng vũ trang của Trung Quốc được hiện đại hoá chỉ nhằm bảo vệ đất nước: Trung Quốc có chiến lược “tấn công chỉ khi bị tấn công”.

Hiện Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có 2,3 triệu lính, là quân đội thường trực lớn nhất thế giới. Năm nay chi quốc phòng chính thức của Trung Quốc tăng 12,7%, lên 601 tỉ nhân dân tệ (91,5 tỉ USD) - lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích phương Tây cho rằng, chi quốc phòng thực tế của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với con số công bố. 

                                                                            Theo Báo Laodong

Các tin khác


Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Moldova, Gruzia thúc đẩy tiến trình gia nhập EU

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục