Thủ tướng Nhật khẳng định tình hình tại nhà máy điện Fukushima “đang được ổn định”. LHQ cho rằng quyết định nâng báo động hạt nhân lên mức cao nhất “không có nghĩa là tình hình tồi tệ hơn”. Còn Mỹ nói tình hình Fukushima “không thay đổi, nhưng cũng không ổn định”.



Fukushima I hiện được đặt trong mức báo động cao nhất

“Fukushima khác Chernobyl”

Chính phủ Nhật quyết định nâng mức báo động ở nhà máy điện này lên cấp 7, là mức cao nhất của một tai nạn hạt nhân dựa trên thang xếp hạng của cơ quan năng lượng quốc tế và bằng với mức báo động đã được áp dụng ở Chernobyl cách đây 1 phần tư thế kỷ.

Trước đây mức nguy hiểm của Fukushima chỉ được ước tính là 5. Mỗi một cấp được nâng lên có nghĩa là tính chất nghiêm trọng đã tăng lên đến 10 lần.

Các quan chức thẩm quyền của Nhật Bản và giới chức điều hành Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) nói rằng quyết định được đưa ra dựa vào mức rò rỉ và độ phóng xạ đo được dưới đất trên không cũng như trong nước biển.

Một loạt các dư chấn đang gây trở ngại cho các nỗ lực sửa chữa những hệ thống tại nhà máy Fukushima. Công ty điều hành nhà máy nói rằng chưa có dấu hiệu hư hại thêm từ trận dư chấn hôm qua, tiếp theo một loạt dư chấn trước đó.

Quyết định nâng mức báo động khủng hoảng hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I lên đến cấp 7 khiến mọi người phải lo ngại.

Nhưng theo các chuyên gia, tại Chernobyl, nhà máy đã bị nổ không có vỏ bọc thép bảo vệ lò phản ứng, trong khi ở Fukushima I thì khác, lò phản ứng có vỏ bọc và các vỏ này vẫn chịu đựng được các cú sốc.

Tuy 3 trong số 6 lò phản ứng ở Fukushima đã bị hư hại nhiều, nhưng yếu tố duy nhất, đã không chịu nổi sức tàn phá của trận động đất và bị hư hại hoàn toàn, là các hồ chứa nước làm nguội các thanh nhiên liệu đã cháy. Nhưng theo các chuyên gia, Nhật Bản báo động cấp 7 là về mức độ phóng xạ phát tán ra môi trường, chứ không phải vấn đề thiết kế và công nghệ.

Tập đoàn TEPCO hiện lo ngại là lượng phóng xạ thất thoát từ nhà máy Fukushima rốt cuộc sẽ cao hơn phóng xạ thoát ra từ Chernobyl. Tuy nhiên, hiện nay thì lượng phóng xa bị thải ra ngoài chỉ bằng 1/10 của Chernobyl.

Cho dù nghiêm trọng, nhưng tình hình ở Fukushima I không biến chuyển nhiều, cho nên các chuyên gia cho là trước mắt không có lý do để đánh đồng Fukushima với Chernobyl.

Cũng có ý kiến cho rằng Nhật Bản đưa ra mức cảnh báo mới nhất là “vội vàng”.

Những lo ngại và trấn an

Thủ tướng Nhật Bản hôm qua nhấn mạnh rằng tình hình nhá máy điện Fukushima đang từng bước tiến đến ổn định, độ rò rỉ cũng ngày một bớt đi. Ông cam kết sẽ chiến đấu với cuộc khủng hoảng kéo dài hơn một tháng qua tại Fukushima I “bằng mọi giá”.

Ông Naoto Kan tuyên bố như vậy trong cuộc họp báo được Tokyo thực hiện nhằm trấn an dân chúng và thế giới, chỉ vài giờ sau khi Nhật nâng cấp báo động hạt nhân.

Ông Kan cũng xác nhận sự cố xảy ra đã khiến cho cả thế giới lo âu, và nói thêm rằng không chỉ Nhật và mọi quốc gia phải nỗ lực hơn nữa để tăng cường an toàn cho các lò phản ứng.

Ông cũng nói rằng đây là lúc đất nước bắt đầu tái thiết và phái khôi phục quyết tâm mà Nhật Bản đã chứng tỏ trong việc xây dựng lại sau thế chiến thứ hai. Ông nói rằng Nhật Bản không chỉ khôi phục như cũ mà sẽ xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Trong khi đó, người đứng đầu Cơ quan an toàn hạt nhân Mỹ, ông Gregory Jaczko cho rằng cuộc khủng hoảng hạt nhân của Nhật Bản “không thay đổi”, nhưng cũng chưa ổn định khi những lò phản ứng hạt nhân vẫn cần được làm lạnh.

Giáo sư Shawn Dallas của Viện Đại Học Georgia thì nói trên đài truyền hình CBS của Mỹ rằng điều ông và các chuyên gia về hạt nhân quan tâm nhất là tình huống ở nhà máy điện Fukushima I diễn biến không thể lường trước được, điển hình là đã có lúc mọi người nghĩ rằng mọi chuyện sẽ ổn định, không ngờ tình hình ngày một tệ hơn.

Một số các chuyên gia còn cho biết họ không ngạc nhiên khi thấy chính phủ Nhật Bản nâng cấp báo động lên mức cao nhất, giải thích thêm rằng những vụ nổ và cháy ở các lò phản ứng sau ngày thiên tai xảy ra “là dấu hiệu cho thấy tình trạng sớm muộn gì cũng sẽ đến chỗ nguy kịch hơn”.

Tuy nhiên, trong lúc nóng lòng chờ đợi xem chuyện gì sẽ xảy đến ở nhà máy điện nguyên tử này, mọi người vẫn cảm thấy an tâm hơn vì chính phủ Nhật Bản liên tục thông báo những tin tức liên quan, và đích thân Thủ tướng Naoto Kan cũng nhắc đi nhắc lại lời cam kết này.

Những chuyên gia hạt nhân LHQ hôm qua nói quyết định của Nhật Bản nâng tai nạn nhà máy điện hạt nhân lên mức cao nhất không có nghĩa là tình hình tồi tệ hơn hay nhà cầm quyền Nhật Bản trước đó hạ giảm mức nghiêm trọng của tai họa.

Ông Denis Flory, người đứng đầu về an toàn và an ninh hạt nhân của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho rằng những dữ liệu của Nhật Bản cho thấy nhà máy Fukushima chỉ làm thoát ra 10% chất phóng xạ so với nhà máy Chernobyl.

Ông cũng nói những thử nghiệm trên rau, trái cây, thịt, hải sản và sữa sản xuất tại 8 tỉnh xung quanh Fukushima không tìm thấy chất phóng xạ hay nếu có thì chỉ ở một mức độ nhỏ được coi là an toàn.

                                                                                         Theo Dantri

Các tin khác


G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục