Ngày 19-6, không quân của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lại tiếp tục không kích vào một tòa nhà dân sự ở thủ đô Tripoli, làm ít nhất 5 người thiệt mạng, trong đó có 2 trẻ nhỏ và nhiều người bị thương. Số người thiệt mạng có thể còn tăng vì ngôi nhà bị tấn công trong lúc có 15 người đang ở bên trong.

 

Trong một thông điệp thu âm “nảy lửa” được phát trên truyền hình trong lúc các máy bay của NATO tấn công các mục tiêu ở thủ đô Tripoli, nhà lãnh đạo Libya Moammar Kaddafi tuyên bố quyết chiến thắng âm mưu của NATO lật đổ nhà lãnh đạo quốc gia Bắc Phi này.

Phóng viên nước ngoài được đưa đến bệnh viện Al-Arada ở thủ đô Tripoli để chứng kiến những nạn nhân trong cuộc không kích của NATO vào sáng 19-6.

LHQ lại nỗ lực tìm giải pháp

Vụ không kích mới nhất vào sáng 19-6 diễn ra chỉ vài giờ sau khi tại thủ đô Cairo của Ai Cập, các quan chức cấp cao của LHQ, Liên minh châu Âu (EU), Liên đoàn Arập (AL), Tổ chức hội nghị Hồi giáo (OIC) và Liên minh châu Phi (AU) đã tổ chức Hội nghị cấp cao lần thứ 3 về tình hình Libya, đồng thời kêu gọi một giải pháp chính trị cho vấn đề bất ổn đang diễn ra tại quốc gia Bắc Phi này.

Trong thông điệp bằng video gửi cho Hội nghị, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon nhấn mạnh việc tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng vẫn là ưu tiên cao nhất của LHQ. Ông cũng bày tỏ lo ngại về tình hình nhân đạo ở Libya. Các nỗ lực nhân đạo của LHQ đang diễn ra trong các điều kiện cực kỳ khó khăn. Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) mới chỉ chuyển các trợ giúp lương thực thiết yếu đến hơn 500.000 người dân Libya bị tác động của xung đột, đáp ứng 1/3 nhu cầu. Văn phòng LHQ điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) cho biết, quỹ cứu trợ 408 triệu USD được LHQ phát động trong tháng 5-2011 để cứu trợ nhân đạo dự kiến lên tới 2 triệu người Libya trong vài tháng tới hiện mới nhận được 51% chỉ tiêu này. Hiện tại, 1,5 triệu người Libya đang sống trong hoàn cảnh thiếu thốn lương thực, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh, chỗ ở, nước sạch và họ cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp.

Gần 13 tuần kể từ ngày NATO bắt đầu cuộc chiến tranh tại Libya, nỗ lực tìm kiếm giải pháp chấm dứt khủng hoảng của LHQ tại quốc gia này gần như bế tắc. Tại hội nghị lần này, mặc dù nhấn mạnh vai trò quan trọng của LHQ và sự cần thiết thực hiện đầy đủ các nghị quyết 1970 và 1973 của Hội đồng bảo an LHQ, nhưng vấn đề được tổ chức này nhắc đến nhiều nhất lại là vấn đề hỗ trợ nhân đạo. Dường như một tổ chức quốc tế có nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, ổn định cho thế giới như LHQ giờ gần như chỉ đảm nhiệm vai trò của một tổ chức nhân đạo, như Hội chữ Thập đỏ mà thôi.

Phương Tây “đem con bỏ chợ”

Trong khi quốc tế đang xúc tiến tìm giải pháp chấm dứt tiếng súng tại Libya, bảo vệ thường dân, đưa hàng cứu trợ nhân đạo đến Libya, Bộ trưởng Tài chính và Dầu mỏ thuộc lực lượng nổi dậy chống Chính phủ Libya Ali Tarhouni, ngày 18-6 đã cáo buộc Phương Tây không giữ lời hứa trong việc viện trợ tài chính khẩn cấp cho họ. Ông cho biết sau nhiều tháng chiến đấu, phe nổi dậy đã hết sạch tiền mặt và việc sản xuất dầu thô đã bị đình trệ hoàn toàn do cuộc chiến hiện tại với quân chính phủ đã phá hủy các cơ sở dầu mỏ. Phát biểu với phóng viên hãng tin Reuters, ông Tarhouni nói: “Các nước Phương Tây hoặc không hiểu hoặc chẳng quan tâm. Chúng tôi chẳng thể sản xuất ra thùng dầu nào do hư hỏng. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ không thể sớm khai thác dầu. Các nhà máy lọc dầu không có dầu thô nên cũng không hoạt động”.

Đến lúc này, dường như mục tiêu phát động chiến tranh tại Libya của NATO đã dần lộ diện rõ. NATO không phải muốn bảo vệ dân thường, muốn dựng lại một nền dân chủ như họ đã hứa, mà thực tâm họ chỉ muốn lật đổ nhà lãnh đạo Kaddafi.

Trong bài phát biểu trên truyền hình nhà nước Libya tại thủ đô Tripoli đêm 18-6, ông Kaddafi nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên lực lượng NATO phải đương đầu với một đất nước có hàng triệu người được vũ trang và NATO sẽ thất bại. Thủ tướng Libya Baghdadi al-Mahmudi cũng lên tiếng cáo buộc NATO “phạm tội ác chiến tranh và chống loài người” vì có hành động trực tiếp không kích các mục tiêu dân sự trong những ngày gần đây.

 

                                                                                         Theo SGGP

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục