Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates hôm qua 19.6 xác nhận rằng các quan chức Mỹ đã tham gia vào cuộc thảo luận sơ bộ với lực lượng Taliban để tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc chiến ở Afghanistan.
Nhưng ông Gates cho biết không hy vọng có nhiều tiến bộ trong những tháng tới.
Ông Gates cho hay những tiến bộ gần đây tại Afghanistan có nghĩa rằng Tổng thống Barack Obama có thể có nhiều "phương án linh hoạt" khi quyết định sẽ rút bao nhiêu quân vào tháng tới.
Cuộc xung đột ở Afghanistan diễn ra gần một thập kỷ qua khiến dân Mỹ ngày càng chán nản với cuộc chiến này. Việc trùm khủng bố Osama bin Laden và nhiều lãnh đạo hàng đầu khác của Al-Qaeda bị tiêu diệt trong những tháng gần đây đã thúc đẩy lời kêu gọi rút quân nhanh chóng khỏi quốc gia Trung Đông này.
Bộ trưởng Gates thừa nhận "người dân Mỹ đang mệt mỏi với chiến tranh". Nhưng ông cũng cảnh báo rằng Mỹ sẽ vẫn phải duy trì "vai trò chính trong một khoảng thời gian".
Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai hôm 18.6 cũng tuyên bố Mỹ đã tiến hành hội đàm với Taliban.
"Tôi có thể nói rằng những cuộc tiếp xúc này rất sơ bộ vào thời điểm hiện nay", Bộ trưởng Gates nói với CNN. Ông Gates nhấn mạnh việc xác định "những người thực sự đại diện cho Taliban" là rất quan trọng trước khi bước vào cuộc đàm phán thực sự với các bên tuyên bố đại diện cho nhà lãnh đạo Mullah Omar.
"Cuộc đàm phán hòa giải thực chất không có tiển triển ít nhất cho đến mùa đông này. Tôi nghĩ rằng Taliban cảm thấy áp lực quân sự và bắt đầu tin rằng họ không thể thắng trước khi sẵn sàng cho một cuộc đối thoại quan trọng", ông Gates nói.
Taliban bị tước quyền lực ở Afghanistan khi quân Mỹ và Anh bắt đầu chiếm đóng nước này sau vụ tấn công khủng bố 11.9.2001. Lực lượng này liên tục từ chối các nỗ lực đàm phán hòa bình.
Việc tìm kiếm giải pháp chính trị là để chuẩn bị cho quá trình binh sĩ nước ngoài rút hết khỏi Afghanistan vào năm 2014.
Hôm 17.6, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng khuyến khích Taliban tham gia các nỗ lực hòa giải.
Theo Bao LĐ
Bộ Ngoại giao Philippines sẽ trình lên Liên hợp quốc một bản báo cáo về các hành động của Trung Quốc trên vùng nước mà Manila tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông.
Một trường học hàng đầu của Anh và một khách sạn tại London nằm trong danh sách các mục tiêu tấn công khủng bố được tìm thấy trên xác của một cấp chỉ huy hàng đầu của Al Qaeda bị bắn chết tại Somalia.
Áo đã quyết định hoãn việc bán hai ngọn núi trong dãy Alps sau khi vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ phe đối lập và cộng đồng thế giới.
Nga đã phản ứng dữ dội việc tàu chiến Mỹ USS Monterey đến biển Đen tham dự cuộc tập trận Gió biển 2011 từ ngày 6 đến 18-6 với Ukraine và hải quân các quốc gia khác.
Ngày 15-6, lãnh đạo 6 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) gồm LB Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Astana (Kazakhstan).
Thủ tướng Hy Lạp vừa tuyên bố sẽ thành lập chính phủ mới, khi ông nỗ lực giành sự ủng hộ cho các biện pháp khắc khổ mà chính phủ hiện hành đưa ra, giữa lúc biểu tình phản đối những biện pháp này đã biến thành bạo động ở thủ đô Athens.