Thái Lan đã quyết định rút khỏi Công ước Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa LHQ (UNESCO) “để phản đối việc Uỷ ban Di sản Thế giới (WHC) xem xét kế hoạch do Campuchia đệ trình” liên quan đến đền Preah Vihear đang tranh chấp.

Ngôi đền Campuchia gọi là Preah Vihear và Thái Lan gọi là Phra Viharn.

Theo phía Bangkok, quan quản lý Di sản Thế giới “đã có quyết định gây bất bình” khi đưa kế hoạch quản lý đền Preah Vihear do Campuchia soạn thảo vào nghị trình làm việc của cơ quan này.

Bangkok cho rằng vấn đề phân định ranh giới, hiện còn trong vòng tranh cãi, phải được giải quyết trước khi xét đến bất cứ một kế họach quản trị nào.

UNESCO đã triển khai một kế hoạch quản lý ngôi đền, nhưng theo phía Thái Lan, kế hoạch này chứa đựng rất nhiều yếu tố gây tranh cãi.

Thái Lan luôn yêu cầu giải quyết tranh chấp biên giới với Campuchia qua các cuộc đàm phán song phương và ngần ngại trước các nỗ lực bên ngoài từ LHQ và khối ASEAN nhằm xoa dịu căng thẳng.

Một số cuộc đụng độ quân sự đã xảy ra giữa Thái và Campuchia kể từ đầu tháng 2 năm nay, khiến hơn 20 người thiệt mạng và hàng nghìn người phải sơ tán.

Hồi tháng 5, Campuchia yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế, tòa án cao nhất của LHQ, buộc Thái Lan rút quân ra khỏi vùng đất tranh chấp gần ngôi đền. Chưa có phán quyết nào được công bố.

Ngôi đền Campuchia gọi là Preah Vihear, và Thái Lan gọi là Phra Viharn, được công bố là di sản thế giới năm 2008. Đền nằm trên biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, thuộc khu vực chưa có phân định cột mốc ranh giới

Hai bên đều đồng ý là ngôi đền nằm trên lãnh thổ Campuchia. Tranh chấp xoay quanh khu vực xung quanh dẫn tới ngôi đền.

Năm 1962, Tòa án Quốc tế đã phán quyết rằng ngôi đền Preah Vihear là thuộc về Campuchia, nhưng một con đường quan trọng dẫn đến ngôi đền lại nằm trong khoảnh đất rộng 5 kilomet vuông lại nằm bên trong lãnh thổ Thái Lan.

                                                                              Theo Dantri

Các tin khác


Xả súng tại trường tiểu học của Mỹ, ít nhất 5 người thiệt mạng

Ngày 27/3, giới chức bang Tennessee, Mỹ cho biết, 1 vụ xả súng đã xảy ra tại Trường Tiểu học tư thục Covenant ở thành phố Nashville của bang này vào sáng cùng ngày (giờ địa phương), khiến ít nhất 5 người thiệt mạng, trong đó có 3 trẻ em và 2 người lớn. Kẻ tình nghi gây ra vụ xả súng cũng đã bị cảnh sát tiêu diệt.

Cộng đồng Ibero-America thảo luận về lạm phát và di cư

Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Ðào Nha (Ibero-America) đã diễn ra trong hai ngày 24 và 25/3 tại thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa Dominicana.

WFP cảnh báo mất an ninh lương thực nghiêm trọng ''chưa từng có'' tại vùng Sừng châu Phi

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) ngày 24/3 cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng "chưa từng có" đã kéo dài ở các quốc gia Sừng châu Phi (HOA) bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Đặc phái viên Liên hợp quốc nêu giải pháp thay thế cho cuộc khủng hoảng Libya

Ngày 24/3, Đặc phái viên của Liên hợp quốc (LHQ) tại Libya, ông Abdoulaye Bathily, cho biết LHQ sẽ xem xét và tìm kiếm một giải pháp thay thế nếu như các cơ quan lập pháp của Libya không thể thống nhất về luật bầu cử theo đúng kỳ hạn.

Biện pháp duy trì hoạt động hệ thống năng lượng của Ukraine

Nguồn cung cấp điện của Ukraine đã không sụp đổ cho dù đang diễn ra xung đột. Tập đoàn năng lượng thuộc sở hữu nhà nước Ukrenergo cho biết mùa Đông ôn hòa cùng việc nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) và năng lượng hạt nhân là những yếu tố đã góp phần giúp ngành năng lượng Ukraine trụ vững.

Biện pháp duy trì hoạt động hệ thống năng lượng của Ukraine

Nguồn cung cấp điện của Ukraine đã không sụp đổ cho dù đang diễn ra xung đột. Tập đoàn năng lượng thuộc sở hữu nhà nước Ukrenergo cho biết mùa Đông ôn hòa cùng việc nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) và năng lượng hạt nhân là những yếu tố đã góp phần giúp ngành năng lượng Ukraine trụ vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục