Philippines đã thông báo với Trung Quốc kế hoạch của nước này đưa tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển - Ngoại trưởng Philippines hôm qua tuyên bố trong cuộc họp báo về chuyến công du Bắc Kinh của ông hồi tuần trước.


Ngoại trưởng Albert del Rosario trong một cuộc họp báo.

 
Theo Ngoại trưởng Albert del Rosario, trong cuộc hội đàm với đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì, ông đã thông báo kế hoạch nói trên. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Trung Quốc không cho biết suy nghĩ của mình về dự định của Philippines.

“Lập trường của Trung Quốc không thay đổi”, ông del Rosario nói với báo giới, khẳng định rằng Bắc Kinh vẫn cho là họ có chủ quyền đối với các đảo tranh chấp và vùng Biển Đông. “Lập trường của chúng ta cũng không thay đổi, dù cả hai bên thoả thuận rằng những tranh cãi hiện nay (trên Biển Đông) sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ tổng thể giữa hai nước”.

Ông Rosario xác nhận cuộc thảo luận về tranh chấp tại Biển Đông “không tiến triển”. “Bắc Kinh không thừa nhận là có những vụ tàu bè Trung Quốc xâm nhập trái phép vào vùng lãnh hải của Philippines bởi vì theo quan điểm của họ, toàn bộ vùng biển này thuộc chủ quyền của Trung Quốc”, ông cho biết.

Ngoại trưởng Philippines khẳng định ông đã thông báo với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì rằng cách tốt nhất để thảo luận về các tranh chấp ở Biển Đông là trên phạm vi quốc tế. Manila có kế hoạch đưa vấn đề này ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển.

“Philippines đang chuẩn bị để bảo vệ lập trường của mình phù hợp với luật pháp quốc tế và chúng tôi đã hỏi liệu họ - tức phía Trung Quốc - có sẵn sàng làm tương tự hay không”, ông Rosario nói.

Nhưng theo ông Rosario, phía Trung Quốc vẫn giữ nguyên lập trường cũ, theo đó các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông cần được giải quyết thông qua đối thoại song phương, không nên có cách tiếp cận đa phương. Bắc Kinh đưa ra lập luận như sau: “Chúng ta là những nước láng giềng, hữu nghị thân thiết, do vậy, chỉ nên giải quyết vấn đề giữa chúng ta với nhau trong khuôn khổ song phương”.
 
Ngoại trưởng Philippines đáp lại là Manila vẫn chủ trương giải quyết tranh chấp qua diễn đàn đa phương.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo hôm qua, ông Rosario không cho biết những nội dung mà phía Philippines sẽ trình lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển, định chế có thẩm quyền xét xử những tranh chấp trong lĩnh vực này giữa các nước đã phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Năm 2009, Bắc Kinh đã đã trình lên Liên Hợp Quốc hồ sơ chủ quyền tại Biển Đông kèm theo bản đồ bao gồm 9 đoạn, hình chữ U thường gọi là hình lưỡi bò, chiếm tới hơn 80% diện tích Biển Đông. Đòi hỏi này của Trung Quốc đã bị Philippines và một số nước đang có tranh chấp kịch liệt bác bỏ.

Những động thái trên cho thấy Philippines không yên tâm về những trấn an của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Một trong những mục đích chuyến đi Bắc Kinh của Ngoại trưởng Philippines là chuẩn bị cho Tổng thống Benigno Aquino III công du Trung Quốc, dự kiến vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 tới.

Những hoạt động ngoại giao này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông.

Theo Manila, từ đầu năm nay, quân đội Philippines đã ghi nhận nhiều vụ tàu bè Trung Quốc xâm phạm hải phận nước này trên Biển Đông. Sau khi được Mỹ lên tiếng ủng hộ trong cuộc tranh chấp này, Manila đã đề nghị Washington cung cấp tàu chiến, máy bay và các thiết bị quân sự cho phép nâng cao khả năng tuần tra của hải quân Philippines.

 

                                                                           Theo Dantri

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục