Binh lính Afghanistan tuần hành tronglễ tốt nghiệp tại một trung tâm huấn luyện quân sự ở Kabul. (Ảnh: AFP)

Binh lính Afghanistan tuần hành tronglễ tốt nghiệp tại một trung tâm huấn luyện quân sự ở Kabul. (Ảnh: AFP)

Ngày 7-10-2011 đánh dấu cột mốc 10 năm cuộc chiến tại Afghanistan. Ngày này năm 2001, liên quân Mỹ - Anh bắt đầu chiến dịch không kích ở đất nước Trung Á này với danh nghĩa tiêu diệt Taliban.

Đối với nhiều người dân Afghanistan, dịp này là thời gian để suy ngẫm về những ảnh hưởng của chiến tranh đối với đất nước họ cũng như những thay đổi sẽ có sau khi toàn bộ binh lính nước ngoài rút quân vào cuối năm 2014.
 
Một cô gái trẻ Afghanistan bỏ mạng che mặt và mỉm cười trong lúc chờ nhận lương thực hỗ trợ (Ảnh: AFP)
 
Ông Abdul Saboor, một đầu bếp 30 tuổi ở Kabul, nói: “Tôi đã sống ở thủ đô Kabul dưới chế độ Taliban một năm và chịu đựng cuộc sống khó khăn do họ cấm đoán mọi thứ. Chúng tôi buộc phải chạy trốn khỏi đất nước và sống tạm ở Pakistan. Tôi rất vui khi cuối cùng thời kỳ đen tối của Taliban đã chấm dứt”.
  
Ngược lại, người bán hàng trên phố Kabul tên Khan Agha, 30 tuổi, đã thể hiện sự bất mãn về số thương vong và yêu cầu binh lính nước ngoài rời khỏi Afghanistan. Ông nói: “Kể từ khi Mỹ và đồng minh đến Kabul, tình hình an ninh tệ hẳn, không những thế họ còn dự phần vào những vụ giết thường dân vô tội”.
 
 
Theo nghiên cứu của trường đại học Brown (Mỹ), ít nhất 33.877 người gồm binh lính Afghanistan và nước ngoài, dân thường, quân nổi dậy và những người khác đã thiệt mạng trong 10 năm qua. Cuộc chiến cũng tiêu tốn của Mỹ ít nhất 444 tỉ USD tính đến nay.
 
Còn số liệu từ Liên Hiệp Quốc cho thấy 2011 là năm đẫm máu nhất ở Afghanistan với 1.462 người thiệt mạng chỉ trong nửa đầu năm nay, trong đó 80% là quân nổi dậy. Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế do NATO dẫn đầu (ISAF) khẳng định họ đang làm tất cả những gì có thể để giảm thiểu thương vong.
 
Cái giá đắt là thế nhưng sau ngần ấy năm, cả Mỹ lẫn NATO vẫn chưa hoàn thành mục tiêu đề ra: tiêu diệt Taliban. Tướng về hưu Stanley McChrystal của Mỹ lý giải nguyên nhân do Washington đã bắt đầu cuộc chiến trong tâm thế chưa chuẩn bị kỹ càng về nhiều thứ.
  
Máy bay Mỹ thả những tờ rơi treo giải 25 triệu USD cho những ai cung cấp thông tin về
Osama bin Laden và trợ lý hàng đầu Ayman al-Zawahri. (Ảnh: AFP)
 
Một quan chức cấp cao trong chính quyền Afghanistan giấu tên cho biết an ninh được tăng cường nhân dịp kỷ niệm 10 năm cuộc chiến. Đêm 6-10, khoảng 200 người đã biểu tình kêu gọi binh lính nước ngoài rút quân khỏi Afghanistan và hô vang những khẩu hiệu chống Mỹ ở thủ đô Kabul.
 
An ninh đang được tăng cường ở thủ đô Kabul sau một chuỗi các cuộc tấn công lớn trong đó có vụ ám sát Chủ tịch hội đồng hòa bình kiêm cựu Tổng thống Burhanuddin Rabbani. Chỉ cách đây vài hôm, Afghanistan cũng phá vỡ một âm mưu ám sát Tổng thống Hamid Karzai.
 
 
                                                                  Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục