Mối lo ngại rằng cái chết của ông Gadhafi sẽ tác động đến khu vực Trung Đông-Bắc Phi vốn đang nhiều bất ổn là có cơ sở: Phong trào phản kháng tại Syria tăng niềm tin, trong khi biểu tình cũng bùng phát dữ dội tại Yemen.

Sự sụp đổ của chế độ Tripoli và cái chết của Đại tá Gadhafi cùng với ba trong số bốn người con trai của ông này sau 42 năm thống trị được dự náo sẽ làm cho tình hình trong khối Arập sang trang. Theo giới phân tích, các nước Tây phương sẽ tập trung sức ép vào Yemen và nhất là Syria.
 
 
Những người ủng hộ phe nổi dậy biểu tình hôm qua ở thủ đô Sanaa của Yemen

Yemen và nghị quyết đầu tiên của LHQ

Các cuộc giao tranh dữ dội đã bùng nổ hôm qua ở thủ đô Sanaa của Yemen, một ngày sau khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua nghị quyết lên án chiến dịch đàn áp của chính phủ nước này đối với lực lượng nổi dậy và yêu cầu Tổng thống Ali Abdullah Saleh từ chức.

Các vụ xô xát hôm qua giữa lực lượng trung thành với Tổng thống Ali Abdullah Saleh và các tay súng chống đối tại thủ đô Sana'a làm ít nhất 12 người chết.

Như vậy, bạo lực thậm chí còn đẫm máu hơn sau khi chính phủ Yemen hôm qua hứa sẽ có “đáp ứng tích cực” với nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ.

Ngày 21/10, tại New York, Hội đồng Bảo an LHQ nhất trí thông qua một nghị quyết do Anh, Pháp, Mỹ, Đức bảo trợ, kêu gọi tổng thống Saleh của Yemen ra đi để bảo toàn tính mạng.

Đây là Nghị quyết đầu tiên mà Hội đồng Bảo an đưa ra kể từ khi các cuộc biểu tình rầm rộ chống Tổng thống Ali Abdullah Saleh diễn ra hồi đầu năm nay.

Theo nghị quyết này, Yemen đã sử dụng vũ lực quá đáng chống những người biểu tình. Nghị quyết này còn nói rằng những người can dự vào các vụ bạo động, vi phạm nhân quyền và thực hiện các hành động ngược đãi khác, sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Nghị quyết, do các cường quốc phương Tây là Anh, Pháp, Mỹ và Đức bảo trợ, khuyến khích Tổng thống Saleh chấp thuận sáng kiến của Hội đồng Các quốc gia vùng Vịnh: giao quyền lại cho một vị đứng phó, và để đánh đổi, ông sẽ không bị truy tố.

Theo sáng kiến này Tổng thống Saleh có 30 ngày để chuyển giao quyền lực tính từ ngày đặt bút ký. Đã ba lần ông hứa hẹn và cả ba lần ông từ chối sau đó.

Trong bối cảnh “Mùa Xuân Arập”, cuộc nổi dậy của người dân Yemen bắt đầu từ 8 tháng qua chống chế độ toàn trị từ 33 năm nay của tổng thống Saleh đã bị đàn áp không nương tay với 861 người chết và 25.000 người bị thương tính đến ngày hôm qua.

Paris kêu gọi tổng thống Yemen “lắng nghe tiếng nói của cộng đồng quốc tế” trong khi Washington thúc giục chính quyền Yemen “phải chuyển giao quyền lực ngay tức khắc”.

Một kịch bản Libya sẽ lặp lại ở Syria?

Trong khi đó tại Syria, nhiều cuộc biểu tình ở Syria dường như được châm thêm sức mạnh sau khi tin tức về cái chết của ông Gadhafi lọt đến nước này.

Những vụ xung đột giữa lực lượng an ninh và người biểu tình trong ngày cầu nguyện cuối tuần làm 19 người chết nhưng chỉ làm dân chúng quyết tâm hơn. Những người biểu tình tuyên bố “sẽ lật đổ chế độ của tổng thống cha truyền con nối Bashar al-Assad”.

Theo nhận định của ông Pascal Boniface, giám đốc Viện quan hệ quốc tế Paris, chính quyền Syria nghĩ rằng họ có đủ thời giờ tiêu diệt đối lập trong lúc Tây phương còn đang bận tâm giải quyết tình hình Libya.

“Nhưng bây giờ Lybia đã xong, cộng đồng quốc tế sẽ tập trung nhìn về Syria”, ông Boniface nhận định.

Diễn biến mới nhất ở Libya xuất hiện trong khi vấn đề Syria đang thu hút dư luận: Nga và Trung Quốc đã giúp nước này tránh được một nghị quyết tại LHQ có thể dẫn đến kịch bản Libya ở Syria.

Nga và Trung Quốc từng cho là họ bị Tây phương đánh lừa trong vấn đề Libya, biến mục tiêu của nghị quyết 1973 “bảo vệ thường dân Libya” thành “ủng hộ lực lượng nổi dậy” cho nên họ dè dặt trước mọi sáng kiến trừng phạt Syria.

Nhưng vấn đề là ông Bashar al-Assad có thể tiếp tục được Nga và Trung Quốc bảo vệ hay không? Một nhà ngoại giao Tây phương tin rằng Nga và Trung Quốc sẽ bị áp lực nhiều hơn và không thể lẫn tránh trách nhiệm của một đại cường trong hồ sơ quốc tế này.

Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe hôm qua đã có mặt tại Bắc Kinh sẽ tìm cách thuyết phục chính quyền Trung Quốc đừng chống lại một nghị quyết cứng rắn đối với Syria.

Phụ tá phát ngôn viên của bộ ngoại giao Pháp, Romain Nadal, cho biết Paris sẽ nhắc nhở đối tác Trung Quốc là cộng đồng quốc tế cần phải gửi “một thông điệp rõ ràng” tới Damas là “phải chấm dứt đàn áp”.

Tình hình ở Syria được đánh giá là khác nhiều với Libya, cả về chính trị lẫn kinh tế.

Khác với chính quyền trước của Libya, Syria không bao giờ phê phán mạnh mẽ phương Tây mà giữ lập trường ôn hòa trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Syria thực thi chính sách khá độc lập, không lệ thuộc vào phương Tây, và đóng vai trò trung tâm chính trị trong khu vực.

Tình hình hỗn loạn ở Syria sẽ gây ra hỗn loạn trên toàn khu vực. Phương Tây hiểu rõ điều này. Nhưng rõ ràng là một số thế lực ở phương Tây muốn để Syria lặp lại kịch bản của Libya và Iraq.

Tuy nhiên, lịch sử cho thấy không cuộc chiến nào giống cuộc chiến nào. Kịch bản nào cho Syria, vẫn phải chờ xem.

Không chỉ Syria và Yemen?

Trung Đông-Bắc Phi chưa bao giờ bất ổn như 10 tháng qua. Sau Tunisia và Ai Cập, lộn xộn và bạo động lan khắp thế giới Arập.
 
Báo chí phương Tây nhận định: Tại các nước Arập, nơi phong trào nổi dậy đang bùng phát, chỉ còn có mỗi ông Al Assad mà gia đình đã liên tục cầm quyền tại Syria từ bốn thập niên nay còn giữ được chiếc ghế tổng thống. Nhìn sang Yemen, Tổng thống Ali Saleh đang bị suy yếu thấy rõ.

Trong khi đó, các cuộc xung đột kéo dài 8 tháng qua ở Libya, cùng chiến dịch quân sự dưới sự yểm trợ của NATO vào nước này đã làm khoảng từ 8.000 đến 12.000 người thiệt mạng.

Cuộc chiến ở Libya có thể đã kết thúc, nhưng như lời Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã cảnh báo, nó chỉ là một kết thúc của sự bắt đầu mới. Bất ổn còn chờ đợi Libya, trong khi dư âm của những gì vừa kết thúc ở Sirte sẽ lan sang các nước trong khu vực.

Giờ đây, việc ông Gaddafi đã chết có thể tiếp thêm can đảm cho phe đối lập đang bị bao vây tại Syria và Yemen.

Chưa hết, nó có thể truyền sức sống mới vào các cuộc bầu cử quốc hội của Ai Cập, dự kiến diễn ra vào tháng tới, và có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử quốc hội ngày 23/10 tại Tunisia.

Như vậy, Trung Đông-Bắc Phi sẽ còn tiếp tục là tâm điểm thu hút sự chú ý của quốc tế.

 

                                                                               Theo Dantri

Các tin khác


Triều Tiên từ chối mọi liên lạc với Nhật Bản

Bà Kim Yo-jong, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, tuyên bố nước này sẽ từ chối mọi liên lạc với Nhật Bản.

LHQ kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza

Ngày 26/3, người phát ngôn Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Jens Laerke kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza, khẳng định rằng người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ chết vì đói.

Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục