Tập trận chung Talisman Sabre năm 2011 đánh dấu sự gia tăng hợp tác quân sự chưa từng thấy giữa Mỹ - Úc - Ảnh: Defense.gov

Tập trận chung Talisman Sabre năm 2011 đánh dấu sự gia tăng hợp tác quân sự chưa từng thấy giữa Mỹ - Úc - Ảnh: Defense.gov

Hiệp ước quân sự Mỹ - Úc sắp tới là bước đi chiến lược của Washington với mục tiêu duy trì và mở rộng ảnh hưởng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Báo Wall Street Journal dẫn nguồn thạo tin tiết lộ Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tuyên bố hiệp ước mới với đồng minh Úc trong chuyến thăm đánh dấu 60 năm liên minh song phương vào tuần tới. Đây là động thái nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự, cụ thể là các chiến dịch hải quân của Mỹ nhằm đảm bảo quyền tiếp cận “lâu dài và thường xuyên” tại các căn cứ của Úc. Trong khi không có thêm căn cứ mới được xây dựng theo hiệp ước này, thỏa thuận sẽ cho phép Lầu Năm Góc đặt thiết bị quân sự tại quốc gia đồng minh, đồng thời tiến hành thêm nhiều đợt tập trận chung trong tương lai. Bên cạnh đó, bước đi chiến lược trên có thể hỗ trợ lực lượng Mỹ, hiện chủ yếu tập trung tại Nhật Bản và Hàn Quốc ở phần Đông Bắc Á, mở rộng tầm ảnh hưởng từ tây sang nam của khu vực, bao gồm cả con đường hàng hải trọng yếu ngang qua biển Đông, nơi Bắc Kinh đang muốn áp đặt chủ quyền với đường đứt khúc 9 đoạn.

Vẫn chưa rõ kế hoạch với Úc sẽ ngốn bao nhiêu ngân sách của Lầu Năm Góc, nhưng động thái tăng cường sự hiện diện quân sự là dấu hiệu rõ ràng nhất cho cam kết của Mỹ tại khu vực, và là một phần của nỗ lực chuyển trọng tâm về châu Á sau khi Mỹ rời khỏi Iraq cũng như cắt giảm lực lượng tại Afghanistan. Đó là lời xác nhận của thiếu tướng Tim McOwan, tùy viên quân sự Úc tại Washington, trong cuộc phỏng vấn mới đây với Wall Street Journal. Theo thông tin, một trong những căn cứ sẽ nhận thêm lực lượng Mỹ sẽ là Darwin, nằm ở bờ bắc châu Úc. Những địa điểm khác có thể là một căn cứ gần Perth ở bờ tây.

Gia tăng hiện diện quân sự có nghĩa là tăng cường luân chuyển lực lượng. Hồi tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith đã diễn giải điều này như sau: “Tăng cường hợp tác là thêm nhiều tàu đến tàu đi, nhiều máy bay lên xuống, và thêm binh lính đóng quân và dời đi”. Hiện giới hữu trách vẫn từ chối tiết lộ chi tiết về các kế hoạch điều chuyển quân Mỹ tại Úc, vì trên thực tế quá trình này phải mất vài năm. Tuy nhiên, tăng cường thêm quân có nghĩa là toàn bộ các loại tàu chiến sẽ liên tục được triển khai đến Úc thông qua các căn cứ chung, nhằm mục đích diễn tập hải quân lẫn sửa chữa và các hoạt động khác. Chiến đấu cơ của hải quân cũng có quyền ra vào các căn cứ này.

Kế hoạch của Mỹ tại Úc cũng đã phản ánh tình trạng căng thẳng đang gia tăng tại châu Á - Thái Bình Dương. AFP dẫn lời Chủ tịch EU Herman Van Rompuy cảnh báo đang có dấu hiệu có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Ông kêu gọi Á - Âu hãy nâng tầm hợp tác kinh tế với hy vọng có thể giảm được bất đồng về chính trị.

 

                                                                    Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục