Theo AFP và Đài RFI, Tổng thống Mỹ ngày 14/12 đã đề cao sự "chiến đấu và hy sinh, đổ máu và xây dựng" của Mỹ ở Iraq, đồng thời ca ngợi "thành tựu phi thường" của cuộc chiến mà ông từng phản đối này.

 

Đánh dấu đợt rút quân cuối cùng của Mỹ khỏi Iraq trước những binh sỹ trở về nước, Tổng thống Obama cũng lưu ý tới "cái giá to lớn" của cuộc chiến, trong đó 4.500 lính Mỹ đã thiệt mạng, và cho rằng Mỹ phải rút ra những bài học từ cuộc xung đột vốn đã gây bất đồng sâu sắc trên chính trường Mỹ và thế giới này.

[Liên hợp quốc hoan nghênh Mỹ rút hết quân ở Iraq]


Ông Obama, với cam kết chính trị trọng tâm của mình là kết thúc có trách nhiệm cuộc xung đột đã kéo dài gần chín năm trên, khẳng định: "Kết thúc một cuộc chiến khó hơn khi bắt đầu. Quả thực mọi điều quân đội Mỹ đã làm ở Iraq - cả chiến đấu và hy sinh, đổ máu và xây dựng, huấn luyện và hợp tác, đã đưa chúng ta tới thời khắc thành công này. Chúng ta đang để lại phía sau một nước Iraq có chủ quyền, ổn định và tự lực, với một chính phủ đại diện, do dân bầu ra."

"Chúng ta đang xây dựng một quan hệ đối tác mới giữa hai nước chúng ta và chúng ta đang kết thúc một cuộc chiến không phải bằng một trận chiến cuối cùng, mà bằng một cuộc diễu binh cuối cùng trở về quê nhà. Đây là một thành tựu phi thường, được gây dựng trong gần chín năm. Và hôm nay, chúng ta ghi nhớ tất cả những gì mà các bạn đã làm để điều đó trở thành hiện thực," ông Obama nhấn mạnh.

Việc chấm dứt chiến dịch quân sự tại Iraq vẫn tiếp tục làm dấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi ở Mỹ. Nhiều chuyên gia về Trung Đông nhận định phải mất nhiều năm nữa mới có thể rút ra được bài học lịch sử rõ ràng từ cuộc chiến Iraq. Có điều chắc chắn là lại một lần nữa nước Mỹ phải rút khỏi một cuộc chiến mà họ không giành được chiến thắng.

Tính đến ngày 14/12, vẫn còn 5.500 lính Mỹ đồn trú tại Iraq. Con số này đã giảm rất nhiều so với 170.000 quân vào những lúc cao điểm của cuộc chiến./.


                                             (Vietnam+)

 

Các tin khác


Bạo lực lại bùng lên ở Kosovo

Theo tờ Deutsche Welle của Đức ngày 26/9, sau cuộc đụng độ giữa các tay súng người Serbia và cảnh sát Kosovo tại làng Banjska ở phía bắc Kosovo gần biên giới Serbia khiến 5 người thiệt mạng, khu vực này đang được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ.

Hàn - Trung - Nhật nhất trí sớm nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên

Theo hãng tin Yonhap, ngày 26/9, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo nước này, Trung Quốc và Nhật Bản đã nhất trí nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên vào thời gian sớm nhất sau thời gian dài đình trệ.

Thêm một tàu chở hàng khởi hành từ cảng của Ukraine trên Biển Đen

Hãng Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết ngày 26/9, một tàu chở hàng đã rời cảng của Ukraine trên Biển Đen.

Hàng triệu người lao động Mỹ bị ảnh hưởng trước nguy cơ chính phủ đóng cửa

Hàng triệu người Mỹ có khả năng bị chậm lương và các khoản trợ cấp xã hội trong bối cảnh chính phủ nước này đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa khi phe cánh hữu của đảng Cộng hòa tìm cách ngăn chặn việc thông qua một biện pháp ngân sách tạm thời tại Quốc hội.

Những ''''rạn nứt về ủng hộ Ukraine'''' bắt đầu nổi lên ở phương Tây?

Những rạn nứt ở phương Tây dường như bắt đầu lộ rõ trong tuần qua về sự hỗ trợ cho Ukraine liên quan đến cuộc xung đột với Nga.

Quan chức Ukraine dự báo xung đột với Nga có thể kéo dài đến năm 2035

Ông Aleksey Arestovich, cựu cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, cho biết xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kéo dài hơn một thập kỷ tới và dự đoán rằng hai quốc gia khó có thể giải quyết những bất đồng trong tương lai gần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục