Nhật báo The Washington Post số ra ngày 17-3 đã có bài phân tích khả năng thiệt hại của Israel một khi nước này tấn công Iran. Chắc chắn, Iran sẽ không ngồi yên mà sẽ đánh trả bằng cách bắn tên lửa vào Israel. Thiệt hại của Israel sẽ không nhỏ.

  • Thiếu mặt nạ và hầm trú ẩn

Nếu chiến tranh xảy ra lúc này, 40% người Israel không có mặt nạ phòng khí độc. Hơn 20% không có chỗ trú bom. Dường như người dân Israel chưa bao giờ bức xúc về nhu cầu của mặt nạ và hầm trú ẩn như lúc này, khi mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuần qua cảnh báo rằng ông bảo lưu quyền đơn phương không kích các cơ sở hạt nhân của Iran.

Nhiều người dân Israel cho rằng việc chính phủ Israel chưa chuẩn bị tốt nhất cho dân đương đầu với chiến tranh cho thấy có thể họ đang thiên về khả năng răn đe hơn là một kế hoạch chiến tranh thực sự. Israel tất nhiên phải học được bài học từ cuộc chiến tranh 34 ngày với Lebanon trong năm 2006, khi tên lửa của Hezbollah dội vào các thành phố ở phía Bắc Israel.

Hầu hết người dân Israel không tin rằng việc Iran trả đũa có thể gây thương vong lớn cho Israel nhưng “mưa tên lửa” trút xuống Tel Aviv và các vùng lân cận sẽ là một tổn thất lớn về kinh tế cho Israel và gây hoảng loạn. Theo ông Uzi Rubin, cựu Giám đốc Tổ chức phòng thủ tên lửa Israel, mức độ thành công của cuộc không kích Iran sẽ phụ thuộc vào “khả năng phòng thủ tại thủ đô của Israel”.

Một người Israel thử mặt nạ phòng hơi độc.

Không chỉ hỏa lực từ Iran, Israel còn phải đối mặt với hỏa lực từ các đồng minh của Iran như Syria, Hezbollah và các tay súng Palestine ở Gaza. Những đồng minh này của Iran trong những năm qua đã gia tăng sức mạnh vũ khí của họ. Giám đốc tình báo quân sự Israel, thiếu tướng Aviv Kochavi, gần đây cho biết 200.000 tên lửa và súng cối trong khu vực có thể dội vào Israel. Trong số này nhóm Hezbollah tại Lebanon có 50.000 tên lửa tầm ngắn, gấp 4 lần con số năm 2006, các tay súng Palestine ở Gaza có khoảng 10.000 tên lửa. Thêm vào đó là hàng trăm tên lửa tầm trung của Iran và hàng ngàn tên lửa nhiều loại của Syria.

  • Israel phòng vệ như thế nào?

Israel tất nhiên có sự chuẩn bị ở mức độ nhất định khi liên tục tung ra những lời lẽ chiến tranh với Iran. Hệ thống Vòm Sắt được thử nghiệm chống tên lửa tầm ngắn đang phát huy tác dụng với khả năng chặn được đại đa số các tên lửa nhắm vào những trung tâm lớn của Israel. Hệ thống này khi mới đưa vào vận hành được cho là “phí tiền” nhưng nó đã được kiểm nghiệm thành công trong các cuộc xung đột gần đây giữa Israel với Hamas ở Dải Gaza. Vòm Sắt do Mỹ hỗ trợ Israel có giá lên đến nhiều tỷ USD, có khả năng chặn nhiều loại tên lửa. Hiện Vòm Sắt được bố trí ở 3 nơi tại miền Nam Israel và một Vòm Sắt khác đang được triển khai ở gần Tel Aviv trong những tuần tới.

Ngoài ra, Israel còn có một hệ thống đánh chặn tên lửa tầm trung Arrow II của Iran nhưng chưa được kiểm nghiệm chiến trường. Dù thế nào đi nữa, các chuyên gia cho rằng tất cả các hệ thống phòng thủ này đều mang tính thụ động. Do đó, các biện pháp như dùng mặt nạ, hầm trú bom và các kế hoạch khẩn cấp khác phải được ưu tiên.

Đánh giá về các hệ thống phòng thủ của Israel, nghị sĩ quốc hội Israel, chủ tịch tiểu ban quốc phòng nội địa, ông Ze’ev Bielski cho rằng “chưa chắc ăn 100%”. Ông cho rằng một xã hội tự ví như một gia đình lớn của Israel, thậm chí một số ít dân thiệt mạng đã được xem là thảm họa. Vì nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do thiếu ngân sách, chương trình khuyến khích dân tự đào hầm trú ẩn và tài trợ mua sắm mặt nạ phòng hơi độc chưa mang lại kết quả cụ thể. Nhiều công sở của Israel đang tự bảo vệ mình. Sau chiến tranh với Lebanon năm 2006, trung tâm y tế Sourasky ở Tel Aviv đã chuyển đổi bãi giữa xe ngầm dưới lòng đất thành bệnh viện 700 giường dùng trong trường hợp chiến tranh, có cả hệ thống bảo vệ bệnh nhân khỏi cuộc tấn công hóa học. 

 

                                                                       Theo Báo SGGP

 

Các tin khác


EU thông qua ''hiến chương điện mặt trời''

Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, trong khuôn khổ hội nghị không chính thức các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) diễn ra hôm 15-16/4 ở Brussels, đại diện 23 quốc gia thành viên EU, Ủy ban châu Âu (EC) và các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện mặt trời châu Âu đã ký một bản hiến chương nhằm bảo vệ và khuyến khích loại hình năng lượng tái tạo này.

Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục