Trung Quốc ngày 12/4 đã hối thúc Philippines rút hai tàu hải quân ra khỏi vùng biển tranh chấp ở ngoài khơi bãi đá ngầm Scarborough, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham, ở Biển Đông.

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã đưa ra tuyên bố trên tại cuộc họp báo thường kỳ ở thủ đô Bắc Kinh.

Ông Lưu Vi Dân ám chỉ cuộc đối đầu ngày càng leo thang giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông, sau khi Philippines cử 2 tàu chiến, trong đó có một tàu đô đốc mang tên Gregorio del Pilar, tới “thị uy” 2 tàu hải giám của Trung Quốc đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ một nhóm ngư dân đánh bắt cá ở vùng biển tranh chấp.

Theo ông Lưu Vi Dân, các tàu hải giám do chính phủ Trung Quốc chính thức điều tới bãi đá ngầm Hoàng Nham/Scarborough không phải là tàu hải quân, và rằng các tàu này đã có lịch trình ra khu vực trên từ trước.

“Các tàu được điều tới để bảo vệ ngư dân, tàu cá và các hoạt động đánh bắt cá mà Trung Quốc cho là hợp pháp”, ông Lưu Vi Dân nói.

Ông Lưu Vi Dân cũng cho biết Bắc Kinh đang duy trì liên lạc với Manila thông qua kênh ngoại giao với hy vọng vụ việc sẽ không trở nên nghiêm trọng hơn.

 Trung Quốc đưa ra tuyên bố trên chỉ ít giờ sau khi Philippines điều tàu tuần duyên thứ hai tham gia sứ mệnh bảo vệ chủ quyền ở bãi đá ngầm Scarborough cùng với tàu chiến lớn nhất của nước này Gregorio del Pilar.


Gregorio del Pilar, tàu chiến lớn nhất của Philippines.

“Tàu đã tới khu vực. Nó sẽ ở đó để hỗ trợ hải quân của chúng tôi và nhằm chứng tỏ chủ quyền”, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói. “Nhiệm vụ của nó là bảo vệ vùng biển của chúng tôi”.

Tuy nhiên, ông Hernandez cũng nhấn mạnh Philippines muốn chấm dứt vụ việc một cách hoà bình và nhanh chóng.

Cuộc tranh cãi bắt đầu hôm 8/4 khi giới chức Philippines phát hiện 8 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trong khu vực bãi đã ngầm Scarborough/Hoàng Nham mà cả hai nước đều tuyên bố có chủ quyền.

Bãi đá này nằm cách bờ biển phía Tây của đảo chính Luzon của Philippines 124 hải lý. Vì vậy, nước này cho rằng bãi đá ngầm trên thuộc chủ quyền của mình vì nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo quy định của luật hàng hải quốc tế.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền đối với vùng biển này, thậm chí còn mở rộng ra toàn bộ Biển Đông, vươn tới cả những vùng gần bờ biển của các quốc gia khác trong khu vực.

Giới chức Trung Quốc khẳng định các ngư dân của họ được quyền hoạt động tại bãi đá ngầm Hoàng Nham/Scarborough, đồng thời cho biết tất cả các ngư dân đang đánh bắt cá tại vùng biển này là cư dân tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc.

 

                                                              Theo DanTri

 

Các tin khác


Đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự nhiều hoạt động tại Đối thoại Shangri-La

Trong khuôn khổ tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 tại Singapore từ ngày 2 đến 4/6, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tham dự các phiên họp toàn thể, chiêu đãi chính thức và tiếp tục tiến hành các cuộc gặp song phương bên lề sự kiện.

Đã xác định được nguyên nhân vụ tai nạn tàu hỏa thảm khốc tại Ấn Độ

Đã xác định được nguyên nhân cũng như những người chịu trách nhiệm về vụ tai nạn đường sắt thảm khốc ở bang Odisha, Ấn Độ vào tối 2/6 vừa qua.

Mỹ thúc giục Trung Quốc củng cố đối thoại quốc phòng

Ngày 3/6, Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi đàm phán mới với Trung Quốc, khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin kêu gọi Bắc Kinh tham gia đối thoại với Washington với tư cách là các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm.

Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục