Chuối - “nạn nhân” đầu tiên trong cuộc đối đầu căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông.

Chuối - “nạn nhân” đầu tiên trong cuộc đối đầu căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông.

Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông nay đã chuyển sang lĩnh vực kinh tế, với những hậu quả không chỉ giới hạn trong cuộc “chiến tranh chuối" giữa hai nước.

 

"Cuộc chiến" này đã bắt đầu từ tháng 3 khi các nhà nhập khẩu Trung Quốc than phiền về chất lượng chuối nhập khầu từ Philippines. Theo các thương gia Trung Quốc, chuối nhập từ Philippines không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nên không thể bán trên thị trường Trung Quốc.

Kể từ đó, Bắc Kinh yêu cầu phải thanh tra lại toàn bộ chuối từ Philippines và viện cớ là không thể chỉ dựa vào giấy chứng nhận kiểm tra của phía Manila.

Sau chuối, Trung Quốc cũng đã bắt đầu kiểm tra gắt gao hơn các loại trái cây khác của Philippines như đu đủ, xoài, dừa và dứa. Việc làm này của các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã khiến các nhà xuất khẩu Philippines phải vội tìm các thị trường khác ở Trung Đông và một số vùng khác để bán kịp lượng hàng ứ đọng.

Theo tính toán, các doanh nghiệp Philippines đã bị thiệt hại hơn 23 triệu USD kể từ khi Trung Quốc áp dụng các tiểu chuẩn nghiêm ngặt đối với mặt hàng chuối của Philippines. Chuối hiện chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc đảo này.

Ngoài hoa quả, giới chuyên gia dự đoán Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục mở rộng “diện tấn công” sang các mặt hàng điện tử của Philippines, vốn chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.

Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh dùng vũ khí kinh tế đối với những nước có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc.

Năm 2010, Bắc Kinh đã đình chỉ xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản nhằm trả đũa vụ Tokyo bắt giữ thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc ở khu vực quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Những động thái trên của Trung Quốc cho thấy, ngoài việc gây căng thẳng về ngoại giao và quân sự (bằng cách điều tàu ngư chính đến các vùng biển tranh chấp), Bắc Kinh luôn sẵn sàng dùng lá bài kinh tế để áp đảo đối phương. Sở dĩ như vậy vì Trung Quốc biết rõ nhiều nước trên thế giới sẽ ngày càng phải phụ thuộc nhiều hơn vào quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Hiện Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại thứ ba của Philippines, chỉ sau Nhật Bản và Mỹ. Đến năm 2013, nước này hoàn toàn có khả năng trở thành đối tác kinh tế lớn nhất của Philippines.

 

                                                                 Theo Dantri

 

Các tin khác


Thổ Nhĩ Kỳ thắt chặt an ninh sau vụ khủng bố

An ninh tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang được thắt chặt sau vụ đánh bom tự sát ngay trước tòa nhà Bộ Nội vụ ở thủ đô Ankara.

Thủ tướng Hungary đánh giá triển vọng EU mở đàm phán gia nhập cho Ukraine

Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga

Số trẻ em bị tấn công, giết hại ở CHDC Congo tăng mức kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.

"Khoảng trống Suwalki": Điểm yếu lớn nhất của NATO giờ ra sao?

NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Quân đội Somalia bắt giữ thủ lĩnh cấp cao của Al-Shabaab

Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.

Căng thẳng Đức - Italy về vấn đề di cư

Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục