Iran vẫn tỏ ra lạc quan bất chấp việc lệnh cấm vận dầu mỏ của EU chính thức có hiệu lực từ hôm nay.

Iran vẫn tỏ ra lạc quan bất chấp việc lệnh cấm vận dầu mỏ của EU chính thức có hiệu lực từ hôm nay.

Lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành dầu mỏ của Iran chính thức có hiệu lực từ ngày hôm nay trong khuôn khổ các nỗ lực quốc tế nhằm buộc Nhà nước Hồi giáo này phải từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi.

 

Lệnh cấm đã được các nước thành viên EU nhất trí thông qua lần đầu tại cuộc họp hôm 23/1 và lần tiếp theo hôm 25/6 , bao gồm việccấm nhập khẩu dầu thô, các sản phẩm hóa dầu và vàng của Iran.

Tuy nhiên, đối với những hợp đồng cung cấp dầu mỏ được ký trước ngày 23/1, các biện pháp này sẽ được hoãn thực thi trong nửa năm nhằm cho phép các nước thành viên EU có thể tìm nguồn cung mới thay thế lượng dầu nhập khẩu từ Iran.

Để chuẩn bị cho việc áp đặt đầy đủ lệnh cấm vận từ 1/7, ngay từ cuối tháng Tư, các nước EU đã tìm cách thay thế khoảng 70% nguồn cung dầu mỏ từ Tehran. Vì vậy, theo đánh giá của giới chuyên gia, việc thực thi lệnh cấm sẽ không gây nhiều trở ngại cho các thành viên EU cũng như nền kinh tế châu Âu và thị trường dầu mỏ thế giới.

Tuần trước, Hàn Quốc trở thành nước đầu tiên ở châu Á thực thi lệnh cấm vận của EU khi loan báo quyết định ngưng mua dầu của Nhà nước Hồi giáo. Tuy nhiên, tác động của lệnh cấm đối với Iran cũng chưa thực sự rõ rệt.

“Lệnh cấm vận dầu mỏ của EU sẽ không tác động tới nền kinh tế đang trỗi dậy cũng như tốc độ tăng trưởng của Iran”, hãng thông tấn IRNA dẫn lời các nghị sỹ nước này khẳng định.

Ngoài ra, để đối phó với lệnh cấm của EU cũng như quyết định của Mỹ về việc trừng phạt bất kỳ nước nào giao dịch dầu mỏ với Iran, mới đây, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Rostam Ghasemi đã kêu gọi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tổ chức cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về tình trạng giá dầu đang ở mức phi lý.

Hiện giá dầu đang ở mức thấp nhất từ đầu năm đến nay, do trì trệ của kinh tế thế giới khiến nhu cầu dầu mỏ giảm bớt.

Iran hiện là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư thế giới với sản lượng bình quân mỗi ngày đạt hơn 4 triệu thùng. Trong những tháng gần đây, con số này tuy không được duy trì ở mức tương tự, song vẫn đủ để cho Tehran tiếp tục tài trợ các chương trình hạt nhân mà nước này nhiều lần tái khẳng định hoàn toàn vì mục đích hòa bình.

 

                                                                       Theo Dantri

 

Các tin khác


Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục