Trụ sở Petrobras tại TP Ri-ô Ðê Gia-nê-rô, Bra-xin. Ảnh ROI-TƠ

Trụ sở Petrobras tại TP Ri-ô Ðê Gia-nê-rô, Bra-xin. Ảnh ROI-TƠ

Bra-xin vừa trải qua những tháng đầu năm không mấy suôn sẻ, khi liên tiếp đón nhận thông tin dự báo tăng trưởng kinh tế chững lại trong năm 2015. Tuy nhiên, giới lãnh đạo của nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới khẳng định, một cuộc khủng hoảng, nếu xảy ra, cũng không đủ sức khiến quốc gia Nam Mỹ này "tê liệt".

 

Ðược đánh giá là một trong các nền kinh tế mới nổi đầy triển vọng của thế giới trong nhiều năm trở lại đây, Bra-xin đã đạt được những thành tích phát triển ấn tượng. Cách đây năm năm, nhờ các chính sách kinh tế tiến bộ, khuyến khích đầu tư nước ngoài, cải thiện đời sống nhân dân, nền kinh tế Bra-xin tăng trưởng nhanh gấp ba lần so nền kinh tế Mỹ, có thời điểm vượt quy mô kinh tế của Anh năm 2011. Hàng triệu người dân Bra-xin thoát cảnh nghèo khó, gia nhập tầng lớp trung lưu, bộ mặt kinh tế - xã hội của quốc gia Nam Mỹ thay đổi tích cực, đưa nước này trở thành một hình mẫu về thoát khủng hoảng kinh tế và xóa đói nghèo. Tuy nhiên, các biến động về chính trị, kinh tế toàn cầu kèm theo việc giá dầu thế giới lao dốc mạnh trong năm 2014 đã tạo ra không ít thách thức cho quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu dầu mỏ như Bra-xin. Theo số liệu của cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch, năm 2014, kinh tế Bra-xin chỉ tăng trưởng 0,1% trong bối cảnh lạm phát tăng cao, vượt mức trần 6,5% mà Chính phủ nước này đề ra. Mới đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng nền kinh tế của Bra-xin từ mức 0,3%, xuống âm 1%. Ngân hàng trung ương Bra-xin cũng thông báo, đà tăng trưởng của nước này sẽ giảm 0,58%, mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua.

Các số liệu được công bố bởi đã phần nào phản ánh thể trạng "ốm yếu" hiện tại của nền kinh tế lớn nhất Mỹ la-tinh. Giới phân tích đánh giá, hoạt động kinh tế tiếp tục yếu kém, tình trạng mất cân bằng kinh tế vĩ mô gia tăng, nguồn thu suy giảm và các khoản nợ chính phủ ngày một phình to đã tạo áp lực lớn về tài chính đối với Chính quyền Tổng thống Ð.Rút-xép. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thị trường hàng hóa thời gian gần đây khiến giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia Nam Mỹ, như dầu mỏ và đậu nành giảm, cộng với việc Chính phủ thi hành chính sách "thắt lưng, buộc bụng", cắt giảm ngân sách... cũng khiến nỗ lực vực dậy đà tăng trưởng kinh tế của Bra-xin thêm chật vật. Tình trạng tham nhũng hiện nay cũng là bài toán "đau đầu" cho giới lập pháp nước này, khi vụ bê bối tham nhũng gây rúng động chính trường của Tập đoàn dầu khí quốc gia Bra-xin (Petrobras) đang được mở rộng điều tra. Bị đưa ra ánh sáng từ tháng 3-2014, vụ tham nhũng khiến nhiều nhân vật cấp cao trong giới chính trị Bra-xin sa vào vòng lao lý, với các cáo buộc rửa tiền và nhận hối lộ. Kết quả là người dân bất bình, uy tín của chính phủ đương nhiệm bị ảnh hưởng.

Ðầu năm 2015, Chính quyền Tổng thống Ð.Rút-xép đã đẩy mạnh thắt chặt chi tiêu công, cắt giảm các khoản chi phí đi lại, mua sắm và dịch vụ, song không ảnh hưởng ngân sách trả lương, trợ cấp y tế và hưu trí. Tiếp đó, tháng 3 vừa qua, Tổng thống Rút-xép trình QH một gói giải pháp nhằm tăng cường chống tham nhũng và đẩy nhanh xét xử các vụ án liên quan. Bà Rút-xép khẳng định, sẽ không khoan nhượng những kẻ dính líu tham nhũng, đồng thời nhấn mạnh cần tiến hành thường xuyên cuộc chiến này tại các cơ quan công quyền. Tổng thống Bra-xin cũng cho biết sẽ cấm các doanh nghiệp tài trợ cho các đảng phái trong các chiến dịch bầu cử, đồng thời thành lập một ủy ban gồm các luật sư và thẩm phán để nhanh chóng tìm giải pháp đối phó nạn tham nhũng, tăng cường minh bạch trong các cơ quan chính phủ.

Các chuyên gia nhận định, dù con đường phía trước để vực dậy nền kinh tế đang chao đảo còn không ít gian nan, song Bra-xin có thể quay lại quỹ đạo tăng trưởng trong năm tới nếu tạo được sự tin tưởng của các nhà đầu tư. Ðiều này không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội cho Chính phủ và người dân đất nước của "vũ điệu Xam-ba" ứng phó linh hoạt hơn với các đợt sóng gió khó lường trong thời gian tới.

 

 

                                                                             Theo Báo ND

 

 

 

Các tin khác


Mỹ thúc giục Trung Quốc củng cố đối thoại quốc phòng

Ngày 3/6, Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi đàm phán mới với Trung Quốc, khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin kêu gọi Bắc Kinh tham gia đối thoại với Washington với tư cách là các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm.

Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục