Thụy Sĩ cho biết, nước này sẽ cắt giảm 50% khí nhà kính vào năm 2030. Đây là đóng góp của Thụy Sĩ cho thỏa thuận về biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ được thông qua tại Paris vào cuối năm nay.
Trong bản kế hoạch công bố ngày 27-2, Thụy Sĩ sẽ cắt giảm 30% lượng khí nhà kính ở trong nước và 20% còn lại thông qua thị trường carbon hoặc các hình thức khác.
Với cấu trúc kinh tế bền vững, Thụy Sĩ là một quốc gia có lượng khí thải thấp (6,4 tấn/người mỗi năm), chiếm 0,1% lượng khí nhà kính toàn cầu. Nước này sẽ sử dụng thỏa thuận quốc tế để giảm chi phí cho các biện pháp cắt giảm khí thải trong nước từ năm 2020 đến năm 2030.
Chính phủ Thụy Sĩ hiện đang thảo luận về mục tiêu dài hạn nhằm hạn chế lượng khí thải tương đương với khoảng 70% lượng khí thải của năm 1990.
Ông Jürg Staudenmann, cố vấn về khí hậu của tổ chức phi chính phủ Alliance Sud cho rằng, mục tiêu của Thụy Sĩ “chưa thỏa mãn mong đợi” và ông kêu gọi Thụy Sĩ làm rõ các biện pháp để giảm 30% lượng khí nhà kính ở trong nước.
Trước đó, vào ngày 25-2, Ủy ban châu Âu đã đưa ra kế hoạch của mình, trong đó có mục tiêu là châu Âu sẽ cắt giảm 40% lượng carbon vào năm 2030.
Liên hợp quốc yêu cầu các nước phát triển phải đệ trình bản cam kết trước ngày 1-10 tới.
Theo Báo ND
Ngày 27/3, giới chức bang Tennessee, Mỹ cho biết, 1 vụ xả súng đã xảy ra tại Trường Tiểu học tư thục Covenant ở thành phố Nashville của bang này vào sáng cùng ngày (giờ địa phương), khiến ít nhất 5 người thiệt mạng, trong đó có 3 trẻ em và 2 người lớn. Kẻ tình nghi gây ra vụ xả súng cũng đã bị cảnh sát tiêu diệt.
Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Ðào Nha (Ibero-America) đã diễn ra trong hai ngày 24 và 25/3 tại thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa Dominicana.
Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) ngày 24/3 cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng "chưa từng có" đã kéo dài ở các quốc gia Sừng châu Phi (HOA) bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Ngày 24/3, Đặc phái viên của Liên hợp quốc (LHQ) tại Libya, ông Abdoulaye Bathily, cho biết LHQ sẽ xem xét và tìm kiếm một giải pháp thay thế nếu như các cơ quan lập pháp của Libya không thể thống nhất về luật bầu cử theo đúng kỳ hạn.
Nguồn cung cấp điện của Ukraine đã không sụp đổ cho dù đang diễn ra xung đột. Tập đoàn năng lượng thuộc sở hữu nhà nước Ukrenergo cho biết mùa Đông ôn hòa cùng việc nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) và năng lượng hạt nhân là những yếu tố đã góp phần giúp ngành năng lượng Ukraine trụ vững.
Nguồn cung cấp điện của Ukraine đã không sụp đổ cho dù đang diễn ra xung đột. Tập đoàn năng lượng thuộc sở hữu nhà nước Ukrenergo cho biết mùa Đông ôn hòa cùng việc nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) và năng lượng hạt nhân là những yếu tố đã góp phần giúp ngành năng lượng Ukraine trụ vững.