Hoạt động cứu trợ người nhập cư từ châu Phi tới châu Âu trên biển (ảnh: thetrentonline.com)

Hoạt động cứu trợ người nhập cư từ châu Phi tới châu Âu trên biển (ảnh: thetrentonline.com)

Trước chuyến thăm tới Brussels, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki-Moon nhấn mạnh: “Châu Âu cần gia tăng hơn nữa các nỗ lực hỗ trợ người nhập cư” qua biển Địa Trung Hải như một phần trong chiến dịch cứu nạn trên biển của Liên hiệp châu Âu (EU) đang chờ LHQ thông qua.

 

Trong cuộc họp báo tại Dublin cùng với Thủ tướng Ireland Enda Kenny, ông Ban Ki-Moon cho biết châu Âu có thể hỗ trợ nhiều hơn trong vấn đề người nhập cư, và kêu gọi tăng cường nỗ lực các chiến dịch tìm kiếm và cứu trợ trên biển Địa Trung Hải: “Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận vấn đề này theo cách toàn diện và tập trung hơn”, đồng thời nhấn mạnh rằng bất cứ cách tiếp cận nào cũng được xem xét từ “gốc rễ” của vấn đề ở mỗi nước.

Trước lời hối thúc của Tổng thư ký LHQ, Cơ quan Biên giới Frontex của EU cho biết họ sẽ mở rộng các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn nhằm đối phó với tình trạng người nhập cư đến châu Âu hiện gia tăng đáng kể. Frontex tuyên bố họ sẽ triển khai ba máy bay, sáu tàu tuần duyên ngoài khơi, 12 thuyền và hai trực thăng cùng 15 nhóm chuyên gia hỗ trợ chiến dịch Triton ngoài khơi miền Nam Italy vào giữa hè này, bên cạnh việc mở rộng khu vực hoạt động của chiến dịch. Hiện có 26 quốc gia châu Âu tham gia vào chiến dịch này.

Động thái trên sẽ tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba lần số nguồn lực được sử dụng trong các chiến dịch hỗ trợ người nhập cư hiện nay. Trước đó, các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý gia tăng số tiền đóng góp hàng tháng cho chiến dịch từ mứ 3 triệu euro lên 9 triệu euro. Giám đốc Frontex, Fabrice Leggeri cho biết, kế hoạch mở rộng này sẽ hỗ trợ nhà chức trách Italy kiểm soát biên giới biển cũng như cứu giúp những người nhập cư.

Ủy ban châu Âu cũng đề xuất một kế hoạch bao gồm việc 28 quốc gia EU sẽ cùng nhau chia sẻ gánh nặng của các nước biên giới châu Âu như Italy, Hy Lạp và Malta.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Ngoại giao của EU Federica Mogherini cho biết bà hi vọng có thể trao đổi với ông Ban Ki-Moon về liên kết giữa quá trình phát triển, hợp tác và người nhập cư. Bà bày tỏ mong muốn giải quyết tận gốc vấn đề nhập cư, và kêu gọi EU cùng các quốc gia châu Phi đàm phán với mục tiêu gia tăng chất lượng cuộc sống cho nhân dân châu Phi, trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Cho tới nay, có khoảng 1.770 người nhập cư thiệt mạng trên hành trình di cư khắc nghiệt cập bến châu Âu. Con số trên của Tổ chức Di trú Quốc tế cho thấy sự gia tăng gấp 30 lần so với cùng thời điểm này năm ngoái.

Tại Geneva, Giám đốc Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ cho biết đã có 7,000 người nhập cư được cứu khỏi khu vực Địa Trung Hải chỉ trong ba ngày đầu tiên của tháng này. Ông cho biết chỉ tiêu hỗ trợ 20,000 người tị nạn ổn định trong lãnh thổ EU hiện nay là thiếu nhận thức đầy đủ về vấn đề, và kêu gọi sự tập trung mạnh mẽ hơn trong nỗ lực mở rộng con đường cho người nhập cư đến châu Âu.

 

                                                                               Theo Báo ND

 

 

 

Các tin khác


Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Moldova, Gruzia thúc đẩy tiến trình gia nhập EU

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Latvia có Tổng thống mới

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 31/5, Quốc hội Latvia đã bầu Ngoại trưởng Edgar Rinkevics làm tổng thống mới ở quốc gia Baltic 1,9 triệu dân này.

Tổn thất do thuốc lá gây ra với kinh tế toàn cầu lên tới 1.400 tỷ USD mỗi năm

Ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá thường được quảng cáo là có ý nghĩa với phát triển kinh tế, trên thực tế chỉ đóng góp chưa đến 1% GDP toàn cầu.

Tòa án Libya kết án tử hình 23 thành viên của IS

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, ngày 30/5, Tòa án thành phố Misrata, miền Tây Libya đã tuyên án tử hình 23 thành viên của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng với nhiều tội danh, trong đó có vụ hành quyết 21 tín đồ Cơ đốc giáo dòng Coptic của Ai Cập tại thành phố Sirte hồi đầu năm 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục