(HBĐT) - Năm 2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND, “Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”. Trong đó, tại Điều 4 có quy định: (1) Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; ( 2) Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục - thể thao, rèn luyện kỹ năng sống… Tuy nhiên, sau thời gian ngắn thực hiện đã nảy sinh nhiều điều cần suy ngẫm.

 

Gửi cặp sách ở nhà cô giáo để… học thêm “chui”

 

Đây là thực trạng đang hiện hữu ngay trên địa bàn TP Hòa Bình. Vì hầu hết các trường tiểu học trên địa bàn thành phố đều tổ chức học bán trú (học 2 buổi/ ngày) nên các trường đã phổ biến quy định “cấm” các cô giáo dạy thêm tại nhà, nhất là vào khung  thời gian từ 17h - 19h hàng ngày. Quy định là vậy, tuy nhiên, do nhu cầu lớn từ phía các bậc phụ huynh nên trong thời gian qua, các lớp học thêm tại nhà cô giáo vẫn được mở. Thực tế phần đông phụ huynh cho rằng: Với mô hình đổi mới giáo dục hiện nay, việc bố mẹ kèm cặp con học ở nhà là quá sức. Ngay cả với học sinh bậc tiểu học, nếu các em đang theo học chương trình VNEN (giáo viên hạn chế việc giảng giải, thuyết trình mà chủ yếu là quan sát, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động tự học cá nhân, cặp đôi hoặc theo nhóm của học sinh), nỗi lo con bị rỗng kiến thức không chỉ ở một số ít các bậc phụ huynh. ở cấp THCS và THPT, kiến thức nhiều hơn, khó hơn, bản thân học sinh cũng xác định được mình học tốt và không tốt ở những môn nào, qua đó đề xuất với bố mẹ được học thêm ngoài giờ. Việc học phụ đạo với học sinh: thứ nhất là để bổ sung kiến thức mà các em chưa kịp tiếp thu trong các giờ học chính khóa; thứ hai là muốn học thêm nâng cao kiến thức ở những môn học các em yêu thích để được tham gia vào đội tuyển thi học sinh giỏi và cũng là để làm nền tảng cho quá trình thi tốt nghiệp, chuyển cấp, chọn ngành học sau khi đã tốt nghiệp phổ thông. 

 

Có “cung” ắt có “cầu”, lớp học “tại nhà cô”  vẫn được mở, chỉ có điều cánh cửa không được mở rộng để tránh lọt vào tầm ngắm của các bác UBND cấp xã, phường sở tại. ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố có tình trạng: Tan giờ học ở trường, cô giáo sách theo vài chiếc cặp sách của học sinh về nhà, sau đó các bậc phụ huynh đưa con “tay không” đến nhà cô giáo để học thêm (từ 17h - 19h hoặc 19 - 21h), đó là câu chuyện có thật.

 

Cần sự quản lý chặt chẽ từ phía ngành giáo dục

 

Không thể phủ nhận việc dạy thêm, học thêm còn được bắt nguồn ở một yếu tố khác đó là góp phần tăng thu nhập cho giáo viên. Càng nhiều học sinh đăng ký học thêm ngoài giờ thì thu nhập của các thầy, cô giáo càng cao. Bởi vậy, có thể ở trên lớp, thầy, cô giáo giảng dạy chưa hết mình, chưa truyền tải hết kiến thức cho các em học sinh…

 

Để phòng - chống những tiêu cực như lợi dụng việc dạy thêm, học thêm để bắt ép học sinh, làm xấu đi hình ảnh của những thầy, cô giáo đang giữ trọng trách chăm lo cho sự nghiệp “trồng người”, phía ngành dọc (Bộ GD&ĐT) và địa phương (UBND tỉnh) đã ban hành quy định về dạy thêm, học thêm. Quy định này nhằm đảm bảo một nguyên tắc: dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

 

Dưới góc nhìn xã hội mong muốn của các bậc phụ huynh, ngành giáo dục của tỉnh tăng cường hơn nữa công tác quản lý, giám sát để việc dạy thêm, học thêm đi vào khuôn khổ, đúng quy định để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục cho hôm nay và ngày mai.

 

Điều 15 “Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND ngày 23/8/2013 của UBND tỉnh nêu rõ: Trách nhiệm của Sở GD&ĐT:

 

1. Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan triển khai, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh theo quy định.

 

2. Hướng dẫn trình tự, thủ tục, ban hành các văn bản có liên quan và cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm theo quy định tại khoản 1, Điều 11 quy định này.

 

3. Tổ chức, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra công tác dạy thêm, học thêm; phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

 

4. Tổng hợp kết quả thực hiện quản lý dạy thêm, học thêm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT khi kết thúc năm học hoặc theo yêu cầu đột xuất.

 

 

                                                                                    Thúy Hằng

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục