(HBĐT) - Trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, cô học trò Đinh Ngọc Thảo, dân tộc Mường, học sinh trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh đã đạt 2 điểm 10 môn lịch sử và địa lý. Ngoài ra, môn toán em được 9,4 điểm, môn văn đạt 8,75 điểm, môn GDCD 9,5 điểm, môn tiếng Anh 9,6 điểm. Với môn khối C, Thảo đăng ký thi Học viện An ninh, em đạt 31,5 điểm. Có thể nói em là một trong những học sinh giỏi toàn diện. Nhưng để được thành tích này là sự nỗ lực không ngừng của em và thực hiện lời hứa với anh trai.


Hầu hết thời gian Đinh Ngọc Thảo dành cho học tập và tìm phương pháp giải các bài tập.

 

Khi có thông tin về kết quả kỳ thi THPT quốc gia chúng tôi về xóm Nam Hòa 2, xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) tìm gặp Thảo. Trên đường đi tôi khá bất ngờ khi nghe thông tin về hoàn cảnh của em. Cô Bùi Thị Bích Thủy, giáo viên chủ nhiệm của Thảo chia sẻ: Thảo có hoàn cảnh đặc biệt hơn các bạn khác. Mẹ là giáo viên, bố em làm lái xe ở Trung tâm y tế huyện Lạc Sơn. Nhà có hai anh em. Cách đây mấy năm, anh trai Thảo tên là Tùng học năm thứ 2 trường Cao đẳng cảnh sát. Trong dịp nghỉ hè, Tùng và một người bạn đi dự sinh nhật của một người bạn. Đi vào đường xã gặp taluy ngay sát đường bê tông do không quen đường nên bị ngã. Người bạn lái xe chỉ xây xước nhẹ, Tùng bị ngã xuống đường đọng máu não rồi mất tại bệnh viện. Từ ngày anh Tùng mất, cả nhà đau buồn, nhiều lần mẹ cứ ôm bàn thờ mà khóc, bố thì lầm lỳ chẳng nói. Năm đó, Thảo đang học lớp 9 ở huyện Lạc Sơn. 1 tháng sau Thảo thi vào trường THPT DTNT tỉnh. Từ ngày tôi làm giáo viên chưa thấy em nào có nghị lực phấn đấu như Thảo. Lên lớp là Thảo chăm chú nghe giảng, về nhà chỉ có học, tìm tòi phương pháp học. Tôi luôn nghĩ rằng cho dù bất cứ ở hoàn cảnh nào, khó khăn bao nhiêu Thảo cũng vượt qua.

Khác với tưởng tượng của tôi, Thảo ít nói chỉ cười khi hỏi chuyện. Hỏi về lý do tại sao thi vào Học viện An ninh, Thảo tâm sự: Từ bé cháu và anh cháu đều có ước mơ làm công an để giữ cho cuộc sống bình yên. Anh cháu bảo thi vào trường này cũng đỡ gánh nặng cho bố mẹ lo cho hai anh em ăn học và xin việc làm. Khi anh mất, cháu quyết tâm học để thực hiện ước mơ dang dở của anh.

Chia sẻ với tôi về kinh nghiệm học, Thảo cho biết: Hầu hết kiến thức các môn rộng nên cháu thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học với các bạn khá từng môn. Đối với những môn xã hội như lịch sử, địa lý không thể học thuộc hết các bài nên cháu học theo sơ đồ tư duy để hiểu bản chất vấn đề. Với những môn này chịu khó nghe giảng và chép bài đầy đủ để thuộc nội dung xương sống của bài, tóm lược đề mục bài ngay trên lớp, còn nội dung phụ sẽ bổ sung sau. Đối với những môn tự nhiên, ngoài cách giải đã có, cháu tìm phương pháp học tắt, giải tắt để rút ngắn thời gian làm bài. Điều quan trọng là để mình nhớ được phương pháp giải, học bài hiệu quả.

Điều làm tôi ngạc nhiên khi gặp cô học trò giỏi toàn diện này là sự đa tài. Không chỉ là "con mọt sách”, hầu hết việc nhà cháu đều thành thạo. Anh Đinh Văn Thanh, bố Thảo chia sẻ: "Kỳ nghỉ hè nào cháu cũng có 1-2 "công trình” để lại khi về trường. Anh chỉ cho tôi bể tiểu cảnh trước cửa nhà: Cháu nó làm đấy. Năm kia nghỉ hè về hì hục lấy cát, xi măng, đá rồi đắp thành bể, xếp non bộ, đài sen nuôi cá, cho nước chảy. Năm ngoái, hơn 1 tháng cháu đắp bộ bàn ghế xi măng cốt thép như một thợ thực thụ. Xong rồi, hai bố con xây bờ rào nuôi gà. Không biết đợt nghỉ hè này có làm được công trình nào nữa không?”. Nói rồi anh cười mãn nguyện.

 

                                                                              Việt Lâm

Các tin khác


96,94% thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT Quốc gia 2017

(HBĐT) - Sở GDĐT vừa báo cáo kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.


Ghi nhận nhiều nỗ lực tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Ngày 7-7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) công bố phổ điểm thi THPT quốc gia và phổ điểm xét tuyển đại học theo các khối A, B, C, D, A1 năm 2017, chính thức khép lại các hoạt động của kỳ thi. Công tác chuẩn bị, tổ chức, kỳ thi năm nay được xã hội ghi nhận, đánh giá cao bởi cách thức gọn nhẹ, giảm chi phí, giảm áp lực thi cử, tạo thuận lợi cho thí sinh.

Nữ sinh dân tộc Mường đạt 2 điểm 10 môn Sử và Địa

(HBĐT) - Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, em Đinh Ngọc Thảo - học sinh dân tộc Mường đã đạt điểm cao nhất ở tỉnh Hòa Bình. Theo đó, em Thảo đạt 2 điểm 10 môn Sử và Địa; Văn 8,75 điểm; GDCD 9,5 điểm và tiếng Anh 9,6 điểm.

Dự kiến điểm sàn đại học năm 2017 sẽ không thấp hơn năm trước

(HBĐT) - Trao đổi với Dân trí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, Bộ sẽ công bố điểm sàn sau khi có điểm thi của kỳ thi THPT quốc gia 2017. Tuy nhiên, điểm sàn năm nay sẽ không thay đổi nhiều so với năm trước, dự kiến điểm sàn đại học là 15 điểm.

Toàn tỉnh có 22 em học sinh bài thi THPT Quốc gia đạt điểm 10

(HBĐT) - Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, tỉnh Hòa Bình có 7.942 học sinh dự thi, trong đó có 5.683 học sinh dân tộc. Đây là năm có số lượng học sinh dân tộc dự kỳ thi THPT quốc gia cao nhất trong 26 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh từ 1991 đến nay.

Huyện Kỳ Sơn xây dựng trường chuẩn quốc gia


(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn hiện có 29 trường, trong đó có 2 trường THPT và 29 trường từ cấp THCS trở xuống thuộc khối Phòng GD&ĐT quản lý với tổng số 317 lớp, 7.906 học sinh. Trong đó có 11 trường mầm non, 5 trường tiểu học, 5 trường THCS, 5 trường TH&THCS và 1 trường PT dân tộc bán trú TH& THCS. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành là 947 người với 100% trình độ đạt chuẩn, 86% cán bộ cấp quản lý trình độ trên chuẩn, 35% giáo viên có trình độ trên chuẩn. Toàn huyện có 560 phòng học, trong đó, 495 phòng học kiên cố và 65 phòng học bán kiên cố. Hiện nay có 15/27 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm tỷ lệ 55,55% trường khối phòng GD&ĐT quản lý).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục