Để nâng cao chất lượng đầu vào, từ sang năm Bộ GD&ĐT dự kiến quy định điểm sàn riêng đối với các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm và các ngành đào tạo giáo viên.



Thí sinh Kỳ thi THPT quốc gia 2017 (Ảnh minh họa: THỦY NGUYÊN)

Chiều 16-8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì cuộc họp về giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của các trường sư phạm với sự tham dự của hiệu trưởng các cơ sở đào tạo sư phạm trong cả nước.

Theo Bộ GD&ĐT, từ số liệu thống kê cho thấy điểm trúng tuyển các trường sư phạm tính trung bình cao hơn năm ngoái, nhưng bức tranh chung về tuyển sinh sư phạm năm nay là nhiều thí sinh điểm cao không "mặn mà” với ngành sư phạm, nhiều trường mặc dù đưa ra điểm đầu vào thấp nhưng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu.

Nguyên nhân được các trường đưa ra là: Quy mô giáo dục đào tạo đã đi vào ổn định, vì thế, số lượng trường sư phạm hiện nay đã vượt quá yêu cầu thực tế; Nhiều thí sinh lo ngại sau khi ra trường không có việc làm từ thông tin dư thừa giáo viên cục bộ ở một số địa phương; Chính sách đối với giáo viên hiện nay chưa tốt, chưa được đãi ngộ xứng đáng…Ngành sư phạm hiện đang khó có thể cạnh tranh với các ngành khác và khó tạo ra động lực cho những người đang có ý định theo đuổi nghề giáo.

Thẳng thắn nhìn nhận những vấn đề còn hạn chế trong đào tạo sư phạm thời gian qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, cần phải có các giải pháp quyết liệt để nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm, trong đó có chất lượng đầu vào.

Bộ trưởng yêu cầu đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng, ngành nào dư thừa dứt khoát phải dừng đào tạo, không để xảy ra tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ như thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, những ngành đang đào tạo nhưng không đáp ứng được các điều kiện bảo đảm chất lượng, không bảo đảm chuẩn đầu ra theo quy định cũng sẽ kiên quyết cho dừng.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng đầu vào, từ sang năm Bộ sẽ quy định điểm sàn riêng đối với các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm và các ngành đào tạo giáo viên.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đẩy mạnh kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng của các ngành đào tạo sư phạm đã mở, nếu không đủ điều kiện thì không được tuyển sinh; những ngành đủ điểu kiện, các địa phương còn nhu cầu tuyển dụng, cần ưu tiên đầu tư để nâng cao chất lượng. Đồng thời, đẩy mạnh kiểm định chất lượng các trường và chương trình đào tạo; đẩy nhanh việc quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm, các trường có chất lượng cao, có uy tín sẽ được chọn làm trung tâm, các trường khác sẽ chuyển đổi hoạt động để trở thành phân hiệu hay vệ tinh của các trường trung tâm để trước mắt tập trung vào nhiệm vụ đào tạo lại đội ngũ giáo viên.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh sẽ nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội có những chính sách đãi ngộ tốt hơn, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo và tạo sức hấp dẫn người học đối với ngành sư phạm.

Theo số liệu thống kê đợt 1 xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm chính quy 2017, trong số 673 ngành đào tạo sư phạm có thí sinh trúng tuyển, có 23 ngành lấy điểm xét tuyển từ 25 trở lên (điểm trúng tuyển trung bình là 27,75 điểm); 158 ngành lấy điểm xét tuyển từ 20 đến dưới 25 điểm (điểm trúng tuyển trung bình là 23,35 điểm); 302 ngành lấy điểm xét tuyển từ 15,5 đến dưới 20 điểm (điểm trúng tuyển trung bình là 20 điểm); đặc biệt có 197 ngành tuy lấy điểm xét tuyển dưới 15,5 điểm nhưng mức điểm trúng tuyển trung bình vẫn đạt 17,5 điểm.

Thống kê số lượng thí sinh nhập học có điểm trúng tuyển bằng điểm sàn: Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Sư phạm - Đại học Huế có chưa đến 1% thí sinh có điểm trúng tuyển ở mức 15.5 điểm; Trường đại học Vinh có 44/638 thí sinh trúng tuyển ngành sư phạm dưới 18 điểm, trong đó chỉ có 2 em có điểm trúng tuyển ở mức 15,5 điểm.

(Số liệu: Bộ GD&ĐT)

 

                                                          TheoNhandan

Các tin khác


Thấm nhuần lời Bác dạy, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”

(HBĐT) - Đầu năm 1958, theo sáng kiến của Tỉnh Đoàn Hòa Bình, được sự chấp thuận của Tỉnh ủy, trường "vừa học, vừa làm” được thành lập trên các công trường xây dựng giao thông của tỉnh Hòa Bình. Năm 1962, khi biết có một ngôi trường theo phương thức mới trên vùng miền núi Hòa Bình, mặc dù bận với trăm công, nghìn việc của thời kỳ nước nhà mới dành được độc lập và hòa bình ở miền Bắc, Bác Hồ đã về thăm, làm việc với thầy và trò nhà trường, thăm đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Bác đã căn dặn "Đây là trường học chứ không phải nông trường” và để lại lời dạy quý giá đối với thầy, trò nhà trường cũng như các thế hệ trẻ cả nước: "Phải: Học tập tốt, lao động tốt. Cố gắng mãi, tiến bộ mãi”.

Khắc sâu lời Bác Hồ dạy “Phải: Học tập tốt, lao động tốt. Cố gắng mãi, tiến bộ mãi”

Nguyễn Văn Quang  
Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh

(HBĐT) - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học phổ thông tỉnh Hòa Bình tiền thân là Trường Thanh niên Lao động XHCN Hòa Bình. Năm 1958, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra cam go, quyết liệt ở Miền Nam, quân và dân Miền Bắc đang bắt tay vào xây dựng CNXH, với trọng trách là hậu phương lớn chi viện cho Miền Nam. Ngày 1/4/1958, ngôi trường mang tên "Trường học - Công trường” do Tỉnh đoàn Hòa Bình đề xuất đã được thành lập theo Quyết định của Tỉnh ủy Hòa Bình. Sau đó trường đổi tên gọi là "Trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình”.

Hội thảo “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống”

(HBĐT) - Ngày 11/8, tại trường THCS Sông Đà, Sở GD&ĐT tổ chức hội thảo "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống” cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Tới dự có 155 đại biểu là lãnh đạo, Bí thư đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên các đơn vị, trường học, chuyên viên, giáo viên tổng phụ trách đội của phòng GD&ĐT các huyện, thành phố.

Thăm Di tích địa điểm Bác Hồ về thăm trường Thanh niên Lao động XHCN Hòa Bình

(HBĐT) - Nằm ở xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình), ngay cạnh quốc lộ 70, giữa ngút ngàn bãi ngô xanh làm nổi bật mái ngói đỏ của Di tích địa điểm Bác Hồ về thăm trường Thanh niên Lao động XHCN Hòa Bình. Khu di tích rộng 3.335m2 được xây dựng theo phong cách nhà ở truyền thống với hướng nhìn thẳng ra sông Đà.

Huyện Yên Thủy tích cực chuẩn bị năm học mới

(HBĐT) - Đầu tháng 8, chúng tôi đến thăm trường THCS Lạc Thịnh (xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy) khi thầy, trò nhà trường đang tích cực các công việc chuẩn bị cho năm học mới. Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Tạ Thị Hạnh – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để chuẩn bị cho năm học mới, trong tháng 7, nhà trường đã hoàn thành việc xét tuyển học sinh vào lớp 6 với 3 lớp, 101 học sinh. Năm học 2017 – 2018, nhà trường có 12 lớp với 347 học sinh. Theo quy định, nhà trường bắt đầu tựu trường từ ngày 14/8 và học chính thức từ 21/8. Để chuẩn bị cho năm học mới, trong thời gian nghỉ hè, nhà trường được đầu tư gần 200 triệu đồng để sửa cửa, vôi ve, nâng cấp, sửa chữa lại những phòng học đã xuống cấp; mua sắm thêm tài liệu tham khảo, bổ sung hóa chất cho phòng thí nghiệm…Trước khi bước vào năm học mới, nhà trường sẽ tổ chức cho giáo viên, học sinh dọn dẹp vệ sinh đảm bảo cảnh quan xanh – sạch – đẹp. Tổ chức ôn tập và thi lại cho các em học sinh có học lực yếu. Nhà trường cũng chọn cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, nghiệp vụ.

Toàn tỉnh có 83,7% phòng học kiên cố

(HBĐT) - Hiện nay, ngành GD&ĐT tỉnh có 8.649 phòng học các cấp. Số phòng học kiên cố chiếm 83,7%, phòng học bán kiên cố chiếm 15,1%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục