Việc các kỳ thi lớn liên tục đổi mới trong những năm gần đây khiến không ít người cảm thấy mỏi mệt, băn khoăn.

Quá trình đổi mới thi cử bao giờ cũng thu hút sự quan tâm của dư luận vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi của thí sinh mà còn tác động trực tiếp đến tổ chức giảng dạy, ôn tập tại các trường phổ thông. Do vậy, việc các kỳ thi lớn liên tục đổi mới trong những năm gần đây khiến không ít người cảm thấy mỏi mệt, băn khoăn. Cả người dạy lẫn người học đều căng thẳng vì luôn trong trạng thái có thể phải thay đổi vào phút cuối.

 

(Ảnh minh họa)

Còn nhớ khi kết thúc môn Toán học lớp 10 năm 2017, hàng trăm thí sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bật khóc vì đề thi khó ngoài sức tưởng tượng. Chính sự đổi mới bất ngờ này khiến không ít thí sinh cảm thấy hụt hẫng, lo âu. Mới đây, Sở Giáo dục–Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi trong cách ra đề thi vào lớp 10 năm 2018. Đề thi cả ba môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ dự kiến sẽ đổi mới thông qua việc tăng cường các câu hỏi mang tính ứng dụng thực tiễn theo kiểu tích hợp, liên môn để đánh giá khả năng tư duy, vận dụng kiến thức của học sinh.

Một kỳ thi khác cũng có nhiều thay đổi khiến dư luận quan tâm chính là kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia. Sau 3 năm tổ chức, không chỉ quy chế thi mà dạng đề thi cũng liên tục thay đổi. Đề thi, cách thi thay đổi đồng nghĩa với việc học sinh, giáo viên tại các trường phổ thông phải "chạy đua” đổi mới. Như năm 2017, khi chuyển từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm, học sinh và giáo viên tại các trường phổ thông chỉ có vài tháng để chuẩn bị. Thời gian ngắn, thay đổi nhiều, không ít giáo viên cảm thấy sốc vì để thay đổi phương thức dạy, ôn tập ngay tức khắc là việc không hề đơn giản. Do đó, điều mà nhiều học sinh và giáo viên lo lắng nhất hiện nay là kỳ thi Trung học phổ thông năm 2018 sẽ thay đổi như thế nào, có xáo trộn nhiều không?

Bà Lại Thị Thắm, giáo viên bộ môn tiếng Anh, Trường THPT Nhân Việt tâm tư: "Thay đổi trong thi cử là điều tất yếu và chắc chắn phải làm. Thế nhưng, việc thay đổi cần có lộ trình rõ ràng, có giai đoạn phân chia cụ thể để các bộ phận bên giáo dục chủ yếu là giáo viên và học sinh có thời gian thích nghi với sự thay đổi đó”.

Thấu hiểu sự vất vả của học sinh và giáo viên tại các trường phổ thông, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Bộ Giáo dục – Đào tạo cần chủ động hơn trong việc đổi mới thi cử chứ không thể tiến hành liên tục như thời gian qua: "Hy vọng năm 2018 kỳ thi sẽ tiếp tục có những cải tiến dựa trên cơ sở phát huy những thành quả đạt được và khắc phục những điểm yếu, đừng như những năm trước cứ thay đổi liên tục. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục – Đào tạo cũng cần sớm công bố phương án thi để khi học sinh vào lớp 12 đã nắm được để không bỡ ngỡ”.

Khẳng định không ngại đổi mới trong giáo dục, nhưng ông Nguyễn Lâm Quang Thoại, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nhân Việt mong muốn Bộ có thông tin sớm để các trường chủ động.

Ông cho biết: "Không chỉ riêng gì năm 2018 mà chúng tôi mong muốn có một hình thức và phương án thi cố định cho nhiều năm để nhà trường thuận lợi hơn trong việc giảng dạy. Như vậy, các em học sinh cũng thấy dễ hiểu hơn. Khi phương án thi quá phức tạp và thay đổi nhiều có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng truyền đạt kiến thức cũng như chất lượng làm bài thi của các em học sinh”.

Tiến sĩ Hỗ Hữu Nhựt, Ủy viên Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, đổi mới thi cử là cần thiết nhưng làm thế nào để hiệu quả chứ không phải nay thay cái này mai đổi cái kia. Trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, giáo dục Việt Nam cũng cần có sự so sánh, học tập kinh nghiệm từ các nước phát triển để có những điều chỉnh phù hợp. Hệ thống giáo dục của nước ta cũng nằm trong hệ thống giáo dục của khu vực ASEAN cũng như thế giới. Do vậy, chúng ta phải tham khảo đề thi của các nước trong khu vực và thế giới”.

Bản thân học sinh và các trường phổ thông rất sợ những xáo trộn ngay sát kỳ thi lớn. Do vậy, ai cũng mong rằng, nếu có thay đổi gì, Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ sớm thông tin để cả người học lẫn người dạy chủ động lên phương án thích nghi./.

 

                                      TheoVOV

Các tin khác


Huyện Cao Phong lắng nghe trẻ em nói

(HBĐT) - Tại lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và Diễn đàn trẻ em năm 2017 vừa được UBND huyện Cao Phong tổ chức với chủ đề "Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”, các đại biểu và trẻ em tham gia chương trình ấn tượng bởi tiểu phẩm do các em học sinh xã vùng cao Yên Lập biểu diễn. Vở kịch kể về một em học sinh nhà nghèo, bố thường xuyên uống rượu, đánh đập em. Nhưng vượt lên khó khăn đó, em vẫn học giỏi và mong muốn được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa. Cao trào của vở kịch là ông bố bắt em đi mua rượu chịu vì không có tiền. Khi em về không mua được rượu, ông bố đã đánh đập và không cho em đi học. Lãnh đạo xã và các ban, ngành, đoàn thể đã vào cuộc tuyên truyền, vận động, răn đe, người bố dần tỉnh ngộ.

Sở GD&ĐT tổ chức điểm Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh

(HBĐT) - Ngày 8/9, tại trường THPT Mường Bi (huyện Tân Lạc), Sở GD&ĐT đã tổ chức điểm Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình. Dự Lễ kỷ niệm có lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, huyện Tân Lạc, các trường THPT trên địa bàn tỉnh và hơn 700 học sinh trường THPT Mường Bi.

Vì sao việc quyên góp ủng hộ Quỹ Khuyến học tỉnh chưa đạt kế hoạch đề ra ?

(HBĐT) - Tính đến cuối tháng 8/2017, việc quyên góp ủng hộ Quỹ Khuyến học tỉnh năm 2017 chỉ đạt 57% kế hoạch. Đáng lưu ý là có một số địa phương thực hiện đạt kết quả rất thấp như Tân Lạc (5,1%), TP Hòa Bình 23,79%... Tuy nhiên lại có những địa phương đạt cao như Lạc Sơn (96,94%). Vậy, đâu là nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện quyên góp ủng hộ Quỹ Khuyến học trên địa bàn tỉnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ khai giảng Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Sáng 5-9, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ khai giảng năm học mới 2017-2018 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

122 tân sinh viên nhận học bổng “Tiếp sức đến trường”

(HBĐT) - Ngày 6/9, tại Cung văn hóa tỉnh, Báo Tuổi trẻ phối hợp với Tỉnh Đoàn 6 tỉnh Tây Bắc, gồm: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Hòa Bình trao học bổng "Tiếp sức đến trường” cho 122 tân sinh viên vượt khó tại các địa phương. Tham dự chương trình có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Báo Tuổi trẻ, một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Quỹ khuyến học Vinacam.

Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng đón năm học mới

(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại trường PT DTNT THPT tỉnh khi thầy và trò nhà trường tích cực chuẩn bị cho năm học mới. Công tác sửa chữa trường lớp, bổ sung trang thiết bị dạy học đã xong. Việc vệ sinh, phát dọn cỏ, trồng thêm hoa, cây cảnh được thực hiện đảm bảo cảnh quan nhà trường xanh - sạch - đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục