(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại trường PT DTNT THPT tỉnh khi thầy và trò nhà trường tích cực chuẩn bị cho năm học mới. Công tác sửa chữa trường lớp, bổ sung trang thiết bị dạy học đã xong. Việc vệ sinh, phát dọn cỏ, trồng thêm hoa, cây cảnh được thực hiện đảm bảo cảnh quan nhà trường xanh - sạch - đẹp.

Từ cổng trường cho đến các khu lớp học, nhà hiệu bộ được trang trí bằng khẩu hiệu chào mừng năm học mới và thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2017 - 2018. Tranh thủ cuối giờ học, học sinh tích cực luyện tập các tiết mục văn nghệ vừa trẻ trung, vừa mang đậm bản sắc để biểu diễn trong Lễ khai giảng năm học.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Quách Đình Hải, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Năm học 2017 - 2018 nhà trường có 21 lớp với hơn 600 học sinh. Theo khung thời gian năm học quy định, các lớp bắt đầu học chính thức từ ngày 21/8. Để nâng cao điều kiện sinh hoạt cho học sinh cũng như chất lượng giáo dục, nhà trường được đầu tư kinh phí để cải tạo, nâng cấp, mở rộng nhà ăn học sinh, nhà đa chức năng, sân vận động…

Hiện, công tác chuẩn bị năm học mới cũng đã được gấp rút triển khai, tổ chức thực hiện ở các trường học trong tỉnh. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Để chuẩn bị cho năm học 2017 – 2018, Sở GD&ĐT đã tích cực chỉ đạo các đơn vị, trường học bằng nguồn kinh phí được giao, công tác xã hội hóa giáo dục tiến hành cải tạo, sửa chữa 115 trường học các cấp với tổng kinh phí khoảng 45 tỷ đồng (trong đó khối các đơn vị trực thuộc sở là 38 trường, kinh phí gần 30 tỷ đồng). Đặc biệt, qua khảo sát tình hình thực tế, Sở nhận thấy các trường PT dân tộc bán trú hoặc trường có học sinh bán trú khó khăn về trang thiết bị, cơ sở vật chất. Do đó, Sở đã tham mưu UBND tỉnh đầu tư hơn 14,5 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị nhà ăn, nhà bếp, nhà ở bán trú và cải tạo, sửa chữa nhà bếp, nhà ăn… cho các trường bán trú hoặc trường có học sinh bán trú. Các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ 346 triệu đồng để hỗ trợ các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh.


Trường THCS thị trấn Bo (huyện Kim Bôi) được đầu tư cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia và đã hoàn tất công tác chuẩn bị năm học 2017 – 2018.

Cùng với việc đầu tư, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, ngành giáo dục phối hợp với Công ty sách thiết bị trường học phát hành 2,8 triệu bản sách giáo khoa, tài liệu chuẩn bị cho năm học mới với kinh phí gần 27,7 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước mua sắm tại các đơn vị, trường học 171 nghìn bản với kinh phí 6,5 tỷ đồng. Chuẩn bị năm học mới, các đơn vị, trường học đã mua sắm bổ sung 2.202 bộ bàn ghế học sinh mầm non, 4.435 bộ bàn ghế phổ thông, 4.010 bộ thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị dùng chung và 18 phòng thực hành tin học… với tổng kinh phí 25,7 tỷ đồng. Phong trào "3 đủ” tiếp tục được triển khai sâu rộng, đảm bảo không có học sinh nào phải nghỉ học do thiếu ăn, thiếu quần áo, sách vở.

Nhằm từng bước giải quyết vấn đề chất lượng giáo viên, trong dịp hè vừa qua, Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT đã tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng sư phạm cho hàng nghìn lượt giáo viên, tập trung vào các nội dung đổi mới giáo dục, mô hình trường học mới, môn tiếng Anh và tin học... Đặc biệt là tổ chức bồi dưỡng chính trị hè cho giáo viên nhằm nâng cao nhận thức về lý luận chính trị, tư tưởng, những vấn đề mới cần quan tâm trong đời sống của đất nước.

Đồng chí Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết thêm: Riêng việc chuẩn bị cho Lễ khai giảng năm học mới đảm bảo ngắn gọn nhưng trang nghiêm, vui tươi, thời lượng và nội dung phù hợp. Sở GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn chi tiết về trình tự Lễ khai giảng và tổ chức khai giảng. Đồng thời có văn bản gửi đến từng nhà trường, cơ sở giáo dục về việc tăng cường công tác quản lý thu, chi tài chính đầu năm học 2017 – 2018; hướng dẫn tổ chức hoạt động đầu năm học. Gần đây nhất, ngày 25/8, Sở GD&ĐT đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Ngay khi bắt đầu năm học, 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản sẽ được toàn ngành triển khai với quyết tâm cao nhất là duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh.


                                                                      Dương Liễu

 


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục