(HBĐT) - Tính đến cuối tháng 8/2017, việc quyên góp ủng hộ Quỹ Khuyến học tỉnh năm 2017 chỉ đạt 57% kế hoạch. Đáng lưu ý là có một số địa phương thực hiện đạt kết quả rất thấp như Tân Lạc (5,1%), TP Hòa Bình 23,79%... Tuy nhiên lại có những địa phương đạt cao như Lạc Sơn (96,94%). Vậy, đâu là nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện quyên góp ủng hộ Quỹ Khuyến học trên địa bàn tỉnh.



Lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh và Hội Khuyến học huyện Lạc Sơn kiểm tra tình hình thực tế tại xã Xuất Hóa (huyện Lạc Sơn).

Trao đổi về công tác vận động quyên góp ủng hộ "Quỹ Khuyến học tỉnh năm 2017, đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh cho biết: Thực hiện chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy, Ban vận động các cấp đã thành lập, xây dựng quy chế làm việc và kế hoạch vận động. ở cấp huyện, 8 huyện có cấp ủy, chính quyền tham gia trực tiếp làm Trưởng ban vận động như: Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn... Thường trực Ban vận động cấp tỉnh đã tham mưu và được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Thư kêu gọi ủng hộ Quỹ Khuyến học tỉnh. Các thành viên Ban vận động cấp tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo theo ngành dọc tới các đơn vị trực thuộc; Ban vận động cấp huyện, thành phố hướng dẫn triển khai cụ thể đối với xã, phường, thị trấn về đợt vận động. Thường trực Ban vận động và tổ giúp việc trực tiếp làm việc với một số cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ, người lao động đông để đề nghị hưởng ứng vận động. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương rất quan tâm, chỉ đạo sát sao đợt vận động như: Lạc Sơn, Yên Thủy, Cao Phong, Mai Châu...

Kết quả, thông qua đợt vận động đã tiếp tục tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, địa phương về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Tiếp tục phát huy sức mạnh của toàn xã hội nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Cụ thể, tổng số tiền ủng hộ Quỹ Khuyến học năm 2017 là 2,3 tỷ đồng/4,55 tỷ đồng kế hoạch (đạt 50,65%). Đáng lưu ý có 5/11 huyện, thành phố là Lạc Sơn, Yên Thủy, Mai Châu, Cao Phong, Lạc Thủy thực hiện đạt được trên 50% kế hoạch, còn lại đều đạt rất thấp.

Lạc Sơn là huyện thực hiện đạt cao nhất tỉnh. Trao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện, đồng chí Phạm Thị Hào, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Lạc Sơn khẳng định: Cấp ủy địa phương hết sức quan tâm đến công tác khuyến học nói chung, việc quyên góp xây dựng quỹ nói riêng. Công tác tuyên truyền, vận động đã được Ban vận động các cấp thường xuyên quan tâm và đẩy mạnh. Hội Khuyến học huyện phát huy vai trò nòng cốt trong đợt vận động. Thường xuyên cập nhật thông tin, kết quả thực hiện tại các xã, thị trấn. Tích cực đi cơ sở, kịp thời nắm bắt tình hình thực tế tại các địa phương để có giải pháp phù hợp điều chỉnh. Đồng thời, kết quả quyên góp vận động quỹ được xác định là một trong những tiêu chí xếp loại thi đua hàng năm. Để kịp thời động viên, khuyến khích những tập thể, cá nhân làm tốt, huyện đã lập danh sách đề nghị tặng Bảng vàng khuyến học và giấy khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong đợt vận động.

Bên cạnh 5 huyện thực hiện đạt trên 50% còn có 6/11 huyện, thành phố thực hiện chỉ đạt dưới 50% kế hoạch. Ngoài huyện có điều kiện kinh tế khó khăn như Đà Bắc (đạt 36,41%) thì các địa phương có điều kiện thuận lợi hơn nhưng lại đạt rất thấp đó là Tân Lạc (5,1%), TP Hòa Bình (23,79%), Kỳ Sơn (32,41%), Lương Sơn (42,6%)...

Về kết quả này, đồng chí Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh nhận định: Kết quả trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trước tiên là việc ban hành văn bản chậm từ cấp tỉnh đến cấp xã. Tiếp đến là cả 3 cấp đều không tổ chức được lễ phát động. Thời gian vận động ngắn, lại trùng với một số cuộc vận động khác, trong đó có cuộc vận động xây dựng quỹ "Đền ơn - đáp nghĩa” năm 2017; hầu hết trùng về phạm vi, đối tượng, mức vận động, đặc biệt là trùng về thời gian vận động. Ngoài ra, ở một số địa phương, việc phối hợp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chưa kịp thời, còn thụ động, trông chờ sự chỉ đạo của cấp trên. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đợt vận động; một số ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, cấp xã chưa tích cực phối hợp với Hội Khuyến học cùng cấp để triển khai đợt vận động. Những khó khăn, bất cập này cũng là bài học để Hội Khuyến học tỉnh rút kinh nghiệm khi triển khai các đợt quyên góp vận động sau này.

Dương Liễu


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục