Hội viên chi hội Khuyến học xóm Nếp, xã Tây
Phong (Cao Phong) trong ngày hội "Mổ lợn nhựa tiết kiệm khuyến học”.
Công tác khuyến học, khuyến tài được xây dựng thành chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện. Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của tỉnh từng bước phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Hội Khuyến học từ tỉnh đến cơ sở được kiện toàn kịp thời, phát huy vai trò nòng cốt trong việc huy động các nguồn lực xã hội góp phần phát triển sự nghiệp GD&ĐT. Hoạt động của các Trung tâm GDTX, Trung tâm học tập cộng đồng đi vào nề nếp, chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi bước đầu giúp nhân dân được tham gia học tập và trở thành thiết chế giáo dục quan trọng góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở”. Đó là đánh giá của đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 11, ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Cuối tháng 10, chúng tôi có mặt tại trụ sở UBDN xã Tây Phong (Cao Phong) đúng vào ngày người dân nơi đây náo nức trong ngày hội "Mổ lợn nhựa tiết kiệm khuyến học”. Đồng chí Bùi Văn Tươi, Chủ tịch UBND xã Tây Phong phấn khởi cho biết: Những năm gần đây, công tác khuyến học trên địa bàn xã có nhiều chuyển biến tích cực. Cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân ngày càng quan tâm đến công tác khuyến học. Có nhiều hoạt động, phong trào được phát động và tổ chức thực hiện hiệu quả, tiêu biểu như "Nuôi lợn nhựa tiết kiệm khuyến học”. Năm 2017 dự kiến có 835 hộ nuôi lợn nhựa tiết kiệm, ước tính số tiền đạt được hơn 510 triệu đồng. Từ số tiền này, các hộ sẽ mua sách vở, quần áo phục vụ việc học của con em.
Cùng với phong trào "Nuôi lợn nhựa tiết kiệm khuyến học”, nhiều phong trào thi đua thiết thực khác đã được Hội Khuyến học các cấp phát động hiệu quả. Tiêu biểu như phong trào xây dựng gia đình hiếu học, cộng đồng, dòng họ hiếu học… Năm 2007, toàn tỉnh có hơn 14.000 gia đình được công nhận "gia đình hiếu học” thì nay tăng lên gần 70.000 hộ. Dòng họ hiếu học trong 10 năm qua cũng tăng từ 56 dòng họ (năm 2007) nay tăng lên 653 dòng họ… Mạng lưới Hội Khuyến học từ tỉnh đến cơ sở có sự phát triển nhanh chóng, rộng khắp. Toàn tỉnh đã tăng 954 chi hội khuyến học, tăng 1.393 ban khuyến học so với 10 năm trước. Cũng trong 10 năm qua, toàn tỉnh phát triển hơn 100.000 hội viên Hội Khuyến học. Công tác xây dựng quỹ khuyến học được quan tâm, tổng số quỹ xây dựng được trong 10 năm qua đạt gần 150 tỷ đồng, khen thưởng trên 600.000 lượt học sinh, sinh viên tiêu biểu.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, việc thực hiện Chỉ thị số 11 thời gian qua còn một số hạn chế như: hoạt động một số cơ sở hội mang tính hình thức, kết quả hoạt động hạn chế; chưa có mô hình hoạt động sáng tạo nổi bật; việc phát triển các ban khuyến học trực thuộc huyện còn chậm. Công tác xây dựng và phát triển quỹ hội hạn chế, chưa khơi dậy và phát huy được các nguồn lực tiềm năng trong xã hội.
Dương Liễu
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có hơn 200.000 trẻ em, trong đó, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn 4.500 trẻ, trẻ khuyết tật 1.600 trẻ. Những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và nhân dân đặc biệt quan tâm. Trẻ em được tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần, đặc biệt là trẻ em sống tại các vùng khó khăn, trẻ em trong gia đình nghèo, hoàn cảnh đặc biệt...