(HBĐT) - Nhà trường có thư ngỏ để tiếp thu tâm tư, nguyện vọng, ý kiến phản ánh của từng phụ huynh; xây dựng hòm thư "Điều em muốn nói” để học sinh có thể chia sẻ mọi câu chuyện, vấn đề gặp phải trong cuộc sống; phòng "Tư vấn tâm lý” được xây dựng thân thiện; Tổ tư vấn tâm huyết, đảm bảo giữ bí mật những vấn đề tư vấn nhạy cảm cho học sinh... Đó là những nỗ lực rất sáng tạo, tâm huyết đã và đang được trường THCS thị trấn Bo (Kim Bôi) triển khai để thực hiện điểm mô hình "Tư vấn tâm lý học sinh”.


Trân trọng đọc, sắp xếp, phân loại nội dung trả lời thư ngỏ của các bậc phụ huynh, đồng chí Hà Thanh Bình, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy - học, tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình, kịp thời tiếp thu điều chỉnh những vấn đề tồn tại, ngày 14/10 vừa qua, nhà trường đã có thư ngỏ gửi đến tất cả các bậc phụ huynh. Phụ huynh có ý kiến đóng góp vào thư ngỏ và chuyển về đồng chí hiệu trưởng trong phong thư có dán kín. Nội dung kiến nghị, ý kiến của phụ huynh sẽ được Hiệu trưởng nhà trường hoàn toàn giữ kín. Qua tổng hợp cho thấy nhiều phụ huynh, học sinh đã cởi mở, thẳng thắn chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, góp ý... với giáo viên và nhà trường. Tất cả các ý kiến đóng góp của phụ huynh được hiệu trưởng trực tiếp phân loại, tổng hợp, tiếp thu và sẽ có những điều chỉnh phù hợp. Đây cũng là một trong những hoạt động nhà trường triển khai nhằm tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, công tác quản lý, giáo dục học sinh.


Hòm thư "Điều em muốn nói” của trường THCS thị trấn Bo (Kim Bôi) để học sinh có điều kiện trao gửi tâm tư, nguyện vọng.

Nhằm tăng cường các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh, sinh viên, đầu năm học 2017 – 2018, Sở GD&ĐT đã ban hành hướng dẫn các địa phương xây dựng mô hình điểm tổ chức tâm lý cho học sinh, sinh viên. Tại huyện Kim Bôi, 2 trường được lựa chọn xây dựng mô hình điểm về công tác tư vấn tâm lý đó là trường tiểu học Hạ Bì và trường THCS thị trấn Bo. Mục đích chính của mô hình là hỗ trợ và can thiệp (nếu cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải những khó khăn về tâm lý, sinh lý; vướng mắc trong giao tiếp, học tập, rèn luyện... Qua đó giúp học sinh tìm được hướng giải quyết phù hợp, hiệu quả nhất; tạo dựng lối sống tích cực và lành mạnh cho học sinh. Đồng thời, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa cán bộ, giáo viên, nhà trường đối với học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện.

Nhận thấy đây là mô hình mới, hiệu quả nên ngay sau khi được chọn thực hiện điểm, trường THCS thị trấn Bo đã chuẩn bị, sắp xếp cả về cơ sở vật chất, con người. Nhà trường hiện có 8 lớp với 224 học sinh. Để thực hiện việc tư vấn tâm lý cho học sinh, trường đã cải tạo, trang trí, sửa chữa phòng Đoàn, Đội trở thành phòng tư vấn tâm lý, bố trí thêm hòm thư "Điều em muốn nói”, thành lập "Tổ tư vấn” với sự tham gia của các đồng chí trong ban giám hiệu, tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm.

Đồng chí Hà Thanh Bình, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Nội dung tư vấn sẽ tập trung vào một số vấn đề về tâm lý, sinh lý lứa tuổi; các vấn đề liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt của học sinh; tư vấn hướng nghiệp, tham gia các hoạt động khác theo nhu cầu học sinh; tư vấn hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên; tư vấn cho cha mẹ học sinh về công tác phối hợp quản lý… Việc tư vấn được tổ chức thông qua một số hình thức như: tư vấn tâm lý trực tiếp giữa cán bộ - cá nhân học sinh, tư vấn trước đám đông; tổ chức đối thoại với học sinh, phụ huynh học sinh, tư vấn thư của học sinh trong hòm thư "Điều em muốn nói”… Thông qua tư vấn tâm lý, nhà trường hy vọng sẽ tạo điều kiện để phụ huynh và học sinh hiểu, nắm bắt đầy đủ thông tin liên quan đến các hoạt động giáo dục của nhà trường. Nhà trường cũng kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh, phụ huynh để điều chỉnh, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng trường học thân thiện.


Dương Liễu

Các tin khác


Lời cảm ơn của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ

(HBĐT) - Ngày 11-12/11/ 2017 trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập trường (1947 - 2017). Nhà trường rất vinh dự được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hòa Bình, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh, các đồng chí lãnh đạo các trường Đại học, THPT, THPT chuyên các tỉnh bạn, phóng viên báo, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hoà Bình, Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng đông đảo các thế hệ thầy giáo, cô giáo, công nhân viên và học sinh nhà trường trên khắp mọi miền tổ quốc về dự.

Ngành GD và ĐT Lương Sơn: Kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và 60 năm ngày thành lập phòng GĐ và ĐT huyện

(HBĐT) - Ngày 16/11/2017, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Lương Sơn đã tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2017); 60 năm ngày thành lập phòng GĐ và ĐT huyện (15/10/1957 – 15/10/2017) và phát hành cuốn Lịch sử truyền thống ngành GĐ và ĐT huyện Lương Sơn giai đoạn (1945 – 2010).

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang thăm và làm việc tại xã Bắc Sơn về công tác giáo dục

(HBĐT) - Ngày 16/11, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại xã Bắc Sơn (huyện Tân Lạc).

Hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc

(HBĐT) - Xuất phát từ nhu cầu thực tế nhiều cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng không biết nói tiếng dân tộc, chưa hiểu rõ bản sắc văn hóa của đồng bào Thái, Mông, Mường... ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc nên từ năm 2010, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh (TTGDTX) chính thức mở lớp đào tạo tiếng Thái và tiếng Mông. Sau 7 năm, TTGDTTX tỉnh mở được 19 khóa đào tạo khoảng 1.243 học viên, góp phần quan trọng giúp cán bộ các ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Hòa Bình - 20 năm xây dựng và phát triển

(HBĐT) - LTS: Năm 1997, Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) tỉnh Hòa Bình được thành lập, khi đó chỉ có 16 cán bộ, giáo viên, nhân viên; cơ sở vật chất bó hẹp trong khuôn viên hơn 1.700 m2, gồm 7 phòng học, làm việc, thực hành. Vượt lên nhiều khó khăn, được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT, Trung tâm GDTX tỉnh ngày càng phát triển và lớn mạnh với đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện nay có 45 đồng chí (100% trình độ đạt chuẩn, 5 đồng chí trình độ thạc sỹ, 3 đồng chí đang học thạc sỹ). Cơ sở vật chất của Trung tâm được đầu tư xây dựng khang trang trên tổng diện tích gần 5.000 m2, bước đầu đáp ứng tốt việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà trường. Nhân dịp Trung tâm GDTX tỉnh kỷ niệm 20 năm thành lập, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Nam Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục