(HBĐT) - Xuất phát từ nhu cầu thực tế nhiều cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng không biết nói tiếng dân tộc, chưa hiểu rõ bản sắc văn hóa của đồng bào Thái, Mông, Mường... ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc nên từ năm 2010, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh (TTGDTX) chính thức mở lớp đào tạo tiếng Thái và tiếng Mông. Sau 7 năm, TTGDTTX tỉnh mở được 19 khóa đào tạo khoảng 1.243 học viên, góp phần quan trọng giúp cán bộ các ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Để thu hút học viên, trung tâm đã thực hiện nhiều giải pháp như làm phiếu điều tra gửi tới các sở, ban, ngành; các cơ quan truyền thông để tuyển sinh. Hiện nay, TTGDTX tỉnh liên kết với Công an tỉnh, Sở Nội vụ thường xuyên mở các khóa học tiếng Thái, tiếng Mông. Tại các huyện, trung tâm phối hợp chặt chẽ với TTGDTX huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Thủy mở khóa học tạo điều kiện tốt nhất về thời gian, địa điểm giúp học viên tham gia.
Thầy giáo và học viên thực hành giao tiếp bằng tiếng Thái tại giờ học tiếng dân tộc Thái khóa 16 của Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.
Đồng chí Lê Ngọc Hợp, Phó trưởng phòng Dạy nghề và bồi dưỡng nâng cao trình độ của TTGDTX tỉnh cho biết: Để đảm bảo chất lượng đào tạo, Trung tâm tuyển chọn những giáo viên là người dân tộc có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Tài liệu giảng dạy được UBND tỉnh ban hành; chương trình giảng dạy phải được Sở GD&ĐT hướng dẫn chi tiết dựa trên khung phân phối chương trình dạy tiếng dân tộc của Bộ GD&ĐT. Thời lượng giảng dạy tiếng Thái và tiếng Mông là 323 tiết, chương trình học gồm 2 phần là phần học chữ, ghép vần (38 tiết) và 9 chủ đề, cuối cùng là ôn luyện và cấp chứng chỉ (12 tiết). Kết thúc mỗi khóa học, trung tâm tổ chức đưa học viên đi thực tế tại vùng đồng bào dân tộc Thái, Mông sinh sống để các học viên được giao tiếp, trao đổi những phong tục tập quán với đồng bào dân tộc.
Năm học 2016 - 2017, Trung tâm đã đào tạo và cấp chứng chỉ 7 khóa học với 462 học viên. Từ đầu năm đến nay, TTGDTX tỉnh đã khai giảng 4 lớp tiếng dân tộc với 365 học viên.
Thu Thủy
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của một số phụ huynh học sinh trường THCS Sông Đà - thành phố Hòa Bình phản ánh bức xúc về tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan.
(HBĐT) - Sáng ngày 12/11, Trường THPT Kỳ Sơn đã tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường và 35 năm Ngày nhà giáo Việt Nam. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Khánh, UVBTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, huyện Kỳ Sơn cùng cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường qua các thời kỳ.
(HBĐT) - Trường THPT Kỳ Sơn tiền thân là trường cấp III Kỳ Sơn, được thành lập vào tháng 10/1967, đến nay đã tròn 50 năm xây dựng và phát triển. Có thể nói, trong suốt 50 năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên nhưng nhà trường không ngừng phát triển vượt bậc về quy mô trường, lớp, về chất lượng dạy và học, có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà.
(HBĐT) - Tháng 11/2017, trường THPT Kỳ Sơn kỷ niệm 50 năm thành lập trường (1967 - 2017). Tiếp nối, phát huy truyền thống 50 năm của nhà trường, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, tập thể hội đồng sư phạm, các tổ chức, đoàn thể, trường THPT Kỳ Sơn luôn đoàn kết nhất trí, quyết tâm đổi mới, phối hợp chặt chẽ nhằm hoàn thành tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường, phấn đấu xây dựng trường THPT Kỳ Sơn đạt chuẩn quốc gia.
(HBĐT) - Năm 1967, trường THPT Kỳ Sơn ra đời do nhu cầu học lên cấp III và tạo nguồn nhân lực, cán bộ khoa học - kỹ thuật cho địa phương. Nhiệm vụ này tiếp tục được quan tâm thực hiện xuyên suốt trong 50 năm qua.
(HBĐT) - Ngày 9/11, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tập huấn công tác truyền thông năm học 2017 - 2018. Thạc sỹ Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Tổng biên tập báo Hòa Bình đến dự và trực tiếp giảng tại buổi tập huấn.