(HBĐT) - Nếu như năm 2012, toàn xã chưa có dòng họ hiếu học nào và mới chỉ có 4/10 xóm đạt "cộng đồng hiếu học” thì đến nay, xã Tây Phong (Cao Phong) đã có 4 dòng họ, 10/10 xóm đăng ký cộng đồng học tập. Tương tự như vậy, số gia đình hiếu học hiện nay cũng đã tăng gấp 3 lần so với năm 2012. Kết quả này đã thể hiện sự quan tâm của chính quyền xã đối với công tác khuyến học, khuyến tài và đáng quý hơn cả là sự nâng lên về nhận thức, chuyển biến trong hành động của nhân dân.
Trò
chuyện với chúng tôi trong ngày hội xã Tây Phong "Mổ lợn nhựa tiết kiệm khuyến
học”, đồng chí Bùi Văn Tươi, Chủ tịch UBND xã cho biết: Tây Phong có 1.336 hộ
với gần 5.400 khẩu gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao cùng sinh sống. Đời sống
người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng chính như:
mía, cam, quýt, buôn bán nhỏ lẻ, mức sống người dân không đồng đều, thu nhập
bình quân đầu người mới chỉ đạt mức 24,5 triệu đồng/ năm… Thực hiện công tác
khuyến học, Hội Khuyến học xã Tây Phong củng cố về bộ máy và đi vào hoạt động
có nề nếp từ tháng 8/2012 đến nay.
Hội viên chi hội khuyến học xóm Lài, xã Tây
Phong (Cao Phong) vui ngày hội "Mổ lợn nhựa tiết kiệm khuyến học”.
Toàn
xã hiện có 10 chi hội ở 10 thôn, xóm, 3 ban khuyến học trực thuộc với 1.279 hội
viên, chiếm 24% dân số. Hàng năm, Hội Khuyến học xã xây dựng kế hoạch hoạt động
phục vụ nhiệm vụ chính trị, KT-XH và hoàn thành nhiệm vụ chức năng của hội là:
xây dựng phong trào "Gia đình học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập”. Từ
năm 2012 đến nay, trên địa bàn xã Tây Phong không có học sinh bỏ học, tỷ lệ học
sinh lưu ban không có, duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Phổ cập
THCS được giữ vững, hàng năm, Hội Khuyến học phối hợp với Trung tâm học tập
cộng đồng điều tra nhu cầu học tập của nhân dân để mở các lớp nghề ngắn hạn về
kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi, kỹ thuật chăm sóc gà. Kiến thức bảo vệ
sức khỏe sinh sản, cân bằng giới tính
cho các cặp vợ chồng đang trong độ tuổi. Duy trì hoạt động các CLB ở khu dân cư
để trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa các thành viên góp phần nâng cao kỹ năng
sống và năng suất lao động. Việc đăng ký thực hiện các danh hiệu khuyến học đều
tăng theo các năm.
Đặc
biệt, điểm sáng nổi bật trong công tác khuyến học của xã Tây Phong đó là phong
trào mỗi gia đình hội viên tiết kiệm chi tiêu nuôi lợn nhựa khuyến học. Để
phong trào có hiệu quả, Hội Khuyến học xã đã ký chương trình phối hợp với Hội
Người cao tuổi để thực hiện cuộc vận động.
Trò
chuyện với chúng tôi, ông Tạ Hồng Khắng (xóm Bảm) cho biết: Thực tế là cứ vào
đầu năm học mới, các gia đình phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ cho việc mua
sắm quần áo, sách vở, đóng góp. Đây là một gánh nặng đối với mỗi gia đình, nhất
là gia đình khó khăn. Do đó, phương án nhiều gia đình còn gặp khó khăn hàng
ngày nếu tiết kiệm chi tiêu mỗi ngày từ 2.000 - 5.000 đồng để nuôi lợn nhựa là
hợp lý.
Từ
công tác tuyên truyền, vận động, hội viên Hội Khuyến học trong xã đã nhận thức
được tác dụng thiết thực của việc nuôi lợn nhựa khuyến học. Do vậy, phong trào
năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2013 có tổng số 517 hộ tiết kiệm được 245
triệu đồng; năm 2017 có 835 hộ nuôi lợn nhựa với tổng số tiền hơn 513 triệu
đồng.
Phong
trào nuôi lợn nhựa được phát triển mạnh ở các xóm và đã đi vào lòng dân. Những
đơn vị thực hiện tiêu biểu như: xóm Đồi, xóm Bảm, Nếp…Hàng năm, Hội Khuyến học xã đã khen
thưởng cho học sinh giỏi các cấp và học sinh đỗ CĐ, ĐH, giáo viên giỏi các cấp;
qua đó tạo đòn bẩy cho phong trào khuyến học của xã ngày càng phát triển.
Dương Liễu
(HBĐT) - Ngày 20/11, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ khai giảng năm học 2017 – 2018, kỷ niệm 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2017). Dự và chúc mừng nhà trường có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo sở LĐ-TB&XH; lãnh đạo các Sở, ngành trong tỉnh; Đại diện UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh cùng đông đảo các thầy, cô giáo và các em học sinh, sinh viên trong nhà trường.
(HBĐT) - Ngày 20/11, trường tiểu học Lý Tự Trọng tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2017). Tới dự có lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, Liên đoàn lao động tỉnh; phường Phương Lâm, đại diện hội phụ huynh cùng đông đảo các thầy cô giáo và học sinh nhà trường.
(HBĐT) - Sáng ngày 20/11, Sở GD&ĐT đã tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú lần thứ IV, năm 2017. Dự buổi lễ có đồng chí Bùi Văn Cửu, UV BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 20/11, trường PT DTNT THPT tỉnh đã tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đến dự và chia vui với thầy trò nhà trường có đồng chí Đinh Văn Dực, TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - LTS: Liên tục 8 năm, từ năm học 2008-2009 đến nay, ngành GD&ĐT tỉnh ta được Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua xuất sắc, tiêu biểu. Năm 2012, ngành GD&ĐT Hòa Bình được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì. Đây là phần thưởng xứng đáng của Đảng và Nhà nước đối với GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, khẳng định vị trí của GD&ĐT Hòa Bình so với GD&ĐT cả nước. Nhân kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/10/2017), PV Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Trọng Đắc, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT.
(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi thăm phòng học tiếng Anh, phòng tin học với các trang thiết bị hiện đại, đồng chí Đinh Thị Thanh Tươi, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng THPT Lạc Sơn phấn khởi cho biết: Tuy còn nhiều khó khăn nhưng những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, ngành giáo dục và nhân dân trên địa bàn huyện đã quan tâm, chung tay xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất cho nhà trường. Trường hiện có 24 phòng học, 11 phòng làm việc; hệ thống phòng tin học, phòng học tiếng Anh, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm… được trang bị tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia vào tháng 12/2016.