(HBĐT)-Ngày 11/5, Sở GD&ĐT tỉnh đã tổ chức Hội nghị đánh giá công tác quản lý các trường liên cấp TH và THCS trên địa bàn tỉnh. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Toàn cảnh hội nghị.

Tính đến năm học 2017- 2018, toàn tỉnh đã sáp nhập mới được 82/134 trường TH và THCS, đạt 61,2% so với đề án sắp xếp tổ chức các trường Dân tộc nội trú và các trường MN, TH, THCS theo quyết định số 1431 ngày 1/6/2016 của UBND tỉnh. Sau khi sáp nhập, các trường đã cơ bản ổn đinh về bộ máy quản lí, đội ngũ giáo viên, nhân viên, tránh được tình trạng quy mô trường nhỏ lẻ, giáo viên phải dạy chéo chuyên môn, ảnh hưởng chất lượng dạy và học; học sinh và giáo viên có môi trường thuận lợi hơn để thi đua dạy tốt, học tốt. Bên cạnh đó, sáh nhập trường lớp cũng tiết kiệm được chi phí đầu tư, nhiều cơ sở vật chất được chuyển đổi mục đích sử dụng để phục vụ cho các trường mầm non, theo đó đã khắc phục được tình trạng thừa, thiếu phòng học giữa các cấp học trong cùng địa bàn. Một số sau sáp nhập giảm được chi phí xây dựng, có thêm nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia... Tính đến tháng 4 năm 2018, đã có 14 trường TH&THCS trên địa bàn tỉnh kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia. Tuy nhiên, họat động dạy học ở hai cấp có đặc thù khác nhau, độ tuổi, tâm lý học sinh khác nhau, cơ chế hoạt động và thời gian học khác nhau nên không tránh khỏi sự chồng chéo về chuyên môn và khó thống nhất các hoạt động chung cho toàn trường; việc sử dụng sắp xếp cơ sở vật chất sau sáp nhập ở một số trường chưa khoa học, vẫn còn tình trạng lãng phí về cơ sở vật chất; 1 số hiệu trưởng các trường liên cấp có chuyên môn THCS, nay được phân công quản lý cả hai cấp học nên khó khăn trong công tác quản lý.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung như: ổn định cơ cấu tổ chức và công tác tư tưởng cho CB, GV, NV của nhà trường sau khi sáp nhập; công tác quản lý tài chính, bố trí cơ sở vật chất giữa hai cấp học; công tác quản lý của hiệu trưởng trong điều kiện có nhiều điểm trường... Đồng thời kiến nghị đề xuất về chế độ chính sách; việc sáp nhập cần được tính toán kĩ lưỡng trên cơ sở số điểm trường, khoảng cách từ các điểm trường lẻ đến điểm trường chính, số lượng học sinh, tình hình cơ sở vật chất…

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các trường sau khi sáp nhập cần tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập; phát huy vai trò của người đứng đầu trong nhà trường; sắp xếp bố trí các lớp học cho phù hợp với Đề án; nghiên cứu hoàn thiện bổ sung các quy chế hoạt động của các trường liên cấp; đồng thời tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của các ấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân về đổi mới GD&ĐT; nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài ngành giáo dục về mục tiêu, ý nghĩa của việc sáp nhập trường trên địa bàn tỉnh.



                                                                                      Hồng Ngọc


Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục