(HBĐT)-Tạm gác lại sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, thời gian qua huyện Mai Châu đã thí điểm một số mô hình trường học kiểu mới (VNEN). Động thái này là để hòa nhịp cùng lộ trình đổi mới căn bản về giáo dục và đào tạo. Điểm "ưu” khá rõ ràng, nhưng để triển khai thêm ở các ngôi trường mới nhất là bậc THCS cần có thêm thời gian và điều kiện.


Con đường đến trường của các em học sinh Trường Tiểu học xã Phúc Sạn- Mai Châu lầy lội, tiềm ẩn mối hiểm nguy trong mùa mưa lũ.

Thời gian là để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và tuyên truyền cho các bậc phụ huynh hiểu hiểu hơn về mô hình trường học mới (VNEN). Điều kiện là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học… đồng chí Hà Văn Cươm, Trưởng phòng Giáo dục& Đào tạo huyện Mai Châu đã chia sẻ vậy khi đánh giá kết quả thí điểm mô hình trường học mới trên địa bàn.

Hiện tại, huyện Mai Châu đang có 6 trường tiểu học gồm: Trường Tiểu học thị trấn, Tòng Đậu, Chiềng Châu, Nà Phòn, Mai Hạ, Mai Hịch với tổng số 52 lớp, 1.207 học sinh và 64 giáo viên dạy và học theo chương trình VNEN. Năm học 2017 - 2018 có thêm 1 trường THCS (trường THCS Mai Hạ) thuộc 3 khối lớp 6,7,8 với 90 học sinh tham gia mô hình VNEN.

Qua quá trình thí điểm, đánh giá bước đầu cho thấy: Ở bậc tiểu học, cả 52 lớp có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định dạy, học theo mô hình trường học mới . Được tập huấn kỹ lưỡng nên giáo viên vận dụng, áp dụng phương pháp dạy học mới của chương trình VNEN khá nhuần nhuyễn. Các em học sinh học chương trình VNEN mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn khi trình bày các ý tưởng ý kiến cá nhân.

Tuy nhiên ở bậc học THCS thì không được thuận chiều như vậy. 100% giáo viên tham gia giảng dạy chương trình VNEN được tập huấn phương pháp dạy học mới, nhưng do thời gian tập huấn quá ngắn nên nhà trường và giáo viên phải tự học tập bồi dưỡng là chủ yếu. Do vậy, chuyên môn giảng dạy chưa đảm bảo yêu cầu. Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất của Trường THCS Mai Hạ hiện cũng chưa đáp ứng yêu cầu cho việc dạy, học theo mô hình trường học mới. Một điểm bất cập nữa là: việc triển khai mô hình dạy, học chương trình VNEN chưa đồng đều (chủ yếu mới ở bậc tiểu học) nên khi lên bậc THCS (không học theo chương trình VNEN) học sinh lớp 6 có nhiều bỡ ngỡ. Giờ học các em không tập trung nên kết quả kiểm tra đầu năm điểm không cao. Khi triển khai mô hình trường học mới Phòng Phòng giáo dục& Đào tạo đã phối hợp với các trường tổ chức họp phụ huynh, tuyên truyền để cha mẹ học sinh và cộng đồng hiểu rõ về mô hình trường học mới. Tuy nhiên, hiện còn nhiều phụ huynh chưa đồng tình với việc giảng dạy chương trình VNEN ở các nhà trường, cá biệt có một số trường hợp chuyển con em đi học tại trường khác để được học theo phương pháp truyền thống.

Nhìn vào những mô hình thí điểm (6 trường tiểu học và 1 trường THCS) trên địa bàn, đồng chí Hà Văn Cươm, Trưởng phòng Giáo dục& Đào tạo huyện Mai Châu bày tỏ quan điểm: về mặt chuyên môn có thể khẳng định VNEN là một phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả. Tuy nhiên với điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên hiện có, huyện Mai Châu chưa sẵn sàng nhân rộng mô hình trường học mới. Đồng thời, nên tạm dừng việc dạy, học theo chương trình VNEN tại các trường THCS đến khi có đủ các điều kiện mới triển khai, thực hiện. Cho rằng đó là hướng đi đúng để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở huyện vùng cao còn nhiều khó khăn như Mai Châu.


Thúy Hằng

 

 


Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục