Ở Pháp từng có hơn 100 trường đại học nhưng được gom lại chỉ còn 25 trường; Nhật Bản cũng đã hình thành Tập đoàn Đại học Quốc gia để giải quyết bài toán liên kết, sáp nhập đại học. Nước ta hiện có hơn 200 trường đại học, vậy có quá đông? Có nên liên kết, sáp nhập?


Các chuyên gia cho rằng, liên kết sáp nhập là tất yếu để xây dựng những đại học mạnh, đa lĩnh vực (ảnh mang tính minh họa). Ảnh: HẢI NGUYỄN

Đây là nội dung được nhiều chuyên gia, đại biểu Quốc hội bàn luận, góp ý về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Quy hoạch trường"lắt nhắt”, thành lậpđại học đa lĩnh vực

TS Lê Viết Khuyến - Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - cho rằng: Đối với các trường công lập có sử dụng ngân sách nhà nước, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là hiệu quả hoạt động của các trường. Đã có những nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới tiến hành đưa ra những khuyến cáo phải đảm bảo quy mô tối thiểu. Quy mô người học mà nhỏ thì chi phí đào tạo trên đầu sinh viên cao, hiệu quả thấp. Nếu tăng được quy mô sinh viên lên thì chi phí đào tạo sẽ thấp. Các trường không đảm bảo quy mô kinh tế tối thiểu phải sáp nhập lại.

Để phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống trường và giải quyết các nhiệm vụ lớn hơn, TS Khuyến đề xuất phải thành lập trường đa lĩnh vực thực sự, chỉ để một số ít trường ở dạng đơn lĩnh vực như trường năng khiếu.

Hiện nay, nước ta đã có một số trường có dạng đại học đa lĩnh vực như 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Quy Nhơn... Tuy nhiên, hiệu quả của các trường này chưa thực sự hiệu quả.

TS Khuyến chỉ rõ 2 nguyên nhân làm cho các đại học đa lĩnh vực của ta hiện nay chưa thể hiện được sức mạnh tổng hợp là do các đại học đa lĩnh vực chưa phải là một chỉnh thể thống nhất (đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo) mà chúng chỉ vận hành dưới dạng của một "tập đoàn đại học”, hay chính xác hơn, dưới dạng của một "liên hiệp các trường đại học chuyên ngành”. Hai là, về mặt pháp lý các trường đại học thành viên đã được Nhà nước công nhận có tư cách gần như một trường đại học độc lập làm cho hoạt động của các đại học đa lĩnh vực trở nên rời rạc và vô hiệu hóa các đại học đa lĩnh vực.

"Nếu muốn phát triển thì cần phải thành lập đại học đa lĩnh vực, đây cũng là xu hướng chung của thế giới. Cách nhanh nhất của Việt Nam hiện nay là sáp nhập các đại học đơn lĩnh vực "lắt nhắt” thành đa lĩnh vực. Tuy nhiên, sáp nhập xong phải tổ chức lại để trở thành các đại học đa lĩnh vực đích thực chứ không phải là "liên hiệp các trường đại học chuyên ngành” như hiện nay” - ông Khuyến nói.

Đồng quan điểm trên, PGS-TS Phan Quang Thế - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, ĐH Thái Nguyên - bày tỏ: Đề xuất liên kết, sáp nhập các trường đại học lại là một chủ trương đúng. Nước ta hiện đang có quá nhiều mô hình trường đại học và cần đưa về một mô hình trường đại học. Các trường này cần có sức mạnh tương đương nhau, đừng để trường khoẻ quá và trường yếu quá.

Ông Thế cũng đề xuất xây dựng hoạt động của mô hình đại học vùng, đại học quốc gia cần về đúng "nguyên dạng” mô hình trường đại học của Mỹ. Tức là trong "university” có những "college” hoặc "school” chỉ như cấp khoa chứ không được gọi là cơ sở giáo dục đại học thành viên, không có chủ tài khoản và con dấu riêng.

Liên kết mềmđể đảm bảo tự chủ?

Đây là ý kiến của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre). Theo ông Nhưỡng, trong vấn đề liên kết nên theo liên kết "mềm” tức là để các trường tự nhận thấy nhu cầu, thực lực và tự chủ thì liên kết lại với nhau. Chúng ta tăng quyền tự chủ để các trường tự quyết định việc liên kết với nhau, còn luật chỉ nên tạo hành lang pháp lý chứ không nên liên kết "cứng” là áp đặt theo mệnh lệnh hành chính.

Trong khi đó, TS Lê Viết Khuyến cảnh báo cần một chủ trương đường lối quyết liệt và cứng rắn để đổi mới giáo dục. "Một chủ trương đúng nhưng nếu thực hiện, tổ chức sai, nhùng nhằng, không kiên quyết thì khó có một sản phẩm đúng như yêu cầu, tốt cho hệ thống giáo dục”.

Còn GS Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GDĐT - bày tỏ: "Tốt hơn hết các cơ sở giáo dục đại học quan trọng của hệ thống giáo dục đại học nước ta nên xây dựng theo mô hình "university” (đại học đa lĩnh vực - PV) thực sự, không nên sử dụng mô hình đại học hai cấp (như đại học vùng, đại học quốc gia - PV)”.

 

                                                                           Theo Báo Lao Động

Các tin khác


Rộn ràng ngày khai trường

(HBĐT) - Sáng ngày 5/9, hòa chung không khí rộn ràng của học sinh cả nước, hơn 21 vạn học sinh tỉnh ta từ khắp các bản làng vùng cao, vùng sâu, vùng xa cho đến trung tâm thành phố Hòa Bình đã hân hoan đến trường đón chào năm học mới. Mưa tan, nắng đẹp, thời tiết thuận lợi đã khiến cho ngày khai trường càng thêm vui tươi trọn vẹn.

Đà Bắc: Đón năm học mới giữa bộn bề khó khăn

(HBĐT) - Cũng như bao gia đình khác, sáng ngày 5/9, anh Xa Văn Ngọt ở xóm Nà Mười (Mường Chiềng) cùng vợ dậy sớm nấu cơm rồi gọi các con dậy để chuẩn bị đến trường khai giảng năm học mới. Con đường từ nhà đến trường phải qua ngầm, qua suối. "Giờ nhìn vậy thôi chứ mấy hôm trước trời mưa to, nước lũ rầm rập dồn về cái ngầm này, không ai có thể qua được. Nước rút đi rồi, bùn đất vẫn còn ngập đến quá đầu gối. Tưởng rằng năm nay 2 đứa trẻ nhà mình sẽ không được đón khai giảng...”, anh Ngọt chia sẻ.

215.901 học sinh tỉnh ta hân hoan bước vào năm học mới

(HBĐT) -Cùng với học sinh cả nước, hôm nay 5/9, hơn 215.900 học sinh tỉnh ta hân hoan bước vào năm học mới 2018 - 2019. Năm học này toàn tỉnh tăng 3.659 học sinh so với năm học trước.

Ý nghĩa những món quà đầu năm học mới

(HBĐT) - Năm học mới đã cận kề, phía sau niềm vui của con trẻ là sự lo lắng của cha mẹ. Tiền đóng học đầu năm, tiền sách giáo khoa, tiền mua đồ dùng học tập....lên đến cả vài triệu bạc là gánh nặng rất lớn đối với nhiều gia đình, nhất là với các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo của huyện Kim Bôi. Thấu hiểu với những khó khăn đó, Báo Hòa Bình đã phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) chi nhánh Hòa Bình thăm và tặng 40 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó của xã Thượng Tiến và xã Nật Sơn, huyện Kim Bôi. Mỗi suất học bổng trị giá 500 nghìn đồng.

Sẵn sàng cho năm học mới

(HBĐT) - Cuối tháng 8, chúng tôi về thăm trường TH&THCS xã Tân Thành, huyện Lương Sơn. Những cơn mưa tầm tã trút xuống nhưng công tác chuẩn bị cho năm học 2018 – 2019 vẫn được tích cực triển khai.

Nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 29/8/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục