Lai Châu là tỉnh miền núi, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, địa hình đồi núi chia cắt, cơ sở vật chất giáo dục còn nhiều thiếu thốn, nhận thức người dân về việc đưa con em đến trường còn hạn chế. Vì vậy, việc vận động học sinh các cấp đến trường đầy đủ, đúng độ tuổi luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu của ngành giáo dục và chính quyền các cấp ở Lai Châu.


Giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Xe, huyện Phong Thổ xuống bản để vận động và trực tiếp đưa các em học sinh đến lớp.

Nậm Xe là xã biên giới thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Trước đây, việc huy động học sinh ra lớp vào đầu năm học ở Nậm Xe rất khó khăn. Nhiều trường tỷ lệ huy động học sinh ra lớp chỉ đạt 60 - 70%.

Rút kinh nghiệm từ những năm trước, năm học 2019 - 2020, các thầy, cô giáo tập trung sớm hơn so với kế hoạch để trực tiếp đến các bản, từng gia đình, tuyên truyền vận động và đón học sinh tới trường. Nhờ đó, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đảm bảo theo kế hoạch đề ra.
      
Chị Su Thị Quỳnh, bản Mỏ, xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, chia sẻ: "Mấy ngày trước, các con còn theo mình lên nương để phụ giúp công việc trồng trọt. Tuy nhiên, khi được các thầy, cô giáo đến nhà, lên tận nương để vận động, tuyên truyền, mình đưa các con đến lớp theo đúng thời gian quy định. Mình cũng rất muốn các con được học cái chữ nên đã chuẩn bị quần áo và đồ dùng để các con theo các thầy cô đến trường. Mình rất cảm ơn các thầy cô đã không quản ngại khó khăn đến để tuyên truyền và dạy con mình chăm ngoan học giỏi."

Thầy Phan Tiến Dũng, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Xe, huyện Phong Thổ, cho biết: Trường Tiểu học Nậm Xe nằm trên địa bàn vùng cao biên giới. Những ngày đầu năm học mới 2019 - 2020, việc huy động học sinh ra lớp còn rất nhiều khó khăn do thời tiết vào mùa mưa, đường đi lại khó khăn, một số gia đình còn cho con em đi thăm người nhà ở các xã khác…

Việc vận động các em đến lớp chỉ đạt khoảng 85%. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Ban giám hiệu nhà trường, các thầy, cô giáo cũng như sự chung tay giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ, đến cuối tháng 8/2019 tỷ lệ học sinh ra lớp đã đảm bảo đủ 100%.

Việc huy động học sinh ra lớp, nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa, biên giới của tỉnh Lai Châu hàng năm gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn; một bộ phận phụ huynh nhận thức về việc đưa con em đến trường còn hạn chế; nhiều học sinh đang phải phụ giúp gia đình sản xuất nên ngại đến trường.

Vì vậy, ngành giáo dục Lai Châu tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp để huy động học sinh ra lớp, đảm bảo số lượng và thời gian tựu trường.

Bà Vương Đào Tiên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Thổ cho biết, huyện có 18 xã, thị trấn thì có 13 xã biên giới. Công tác huy động học sinh đến lớp đầu năm học là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà ngành Giáo dục huyện tập trung chỉ đạo, tham mưu cho lãnh đạo UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp với các nhà trường, tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp; chỉ đạo các thầy, cô giáo phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương thành lập các tổ, nhóm trực tiếp xuống bản tuyên truyền, vận động học sinh đến lớp… Đến cuối tháng 8/2019, học sinh mầm non đến lớp đạt khoảng 90%; bậc tiểu học và trung học cơ sở đạt trên 95%.

Theo ông Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu, năm học 2019 - 2020, ngành giáo dục Lai Châu phấn đấu đạt tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt trên 20%; trẻ mẫu giáo ra lớp đạt trên 99,2%, trong đó trẻ 5 tuổi trên 99,8%. Học sinh tiểu học trong độ tuổi đến trường đạt trên 99%; học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường đạt 92%...

Để đạt được kết quả trên, ngành Giáo dục Lai Châu đang tập trung chỉ đạo, chủ động phối hợp với các cấp, ngành, địa phương, tìm mọi biện pháp huy động các em đến trường. Ngành cũng chỉ đạo các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục làm tốt công tác nắm số lượng học sinh theo kế hoạch và triển khai các biện pháp cụ thể, huy động học sinh ra lớp. Song song với việc huy động học sinh ra lớp, ngành tiếp tục tu sửa cơ sở vật chất, đảm bảo chỗ ăn, nghỉ để nuôi dưỡng học sinh.

 

                  Theo TTXVN

Các tin khác


Trường Phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông tỉnh khắc sâu lời Bác dạy

(HBĐT) - Khắc sâu lời Bác Hồ dạy "Phải: Học tập tốt, lao động tốt. Cố gắng mãi, tiến bộ mãi”, trường Phổ thông Dân tộc nội trú trung học phổ thông (PTDTNT THPT) tỉnh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu toàn thành toàn diện các nhiệm vụ chính trị, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Giáo dục nghệ thuật phải là nhiệm vụ suốt đời”

"Nhận thức về giáo dục nghệ thuật cần phải thay đổi. Ta phải nhìn nhận đây là môn học quan trọng, góp phần hình thành nên những con người phát triển toàn diện và tạo ra đội ngũ tài năng chuyên sâu về nghệ thuật cho đất nước. Giáo dục nghệ thuật phải là nhiệm vụ suốt đời”.

Bố qua đời, nữ sinh trúng tuyển vào ĐH Dược phải gác lại giấc mơ giảng đường

Nhận giấy báo trúng tuyển Đại học Dược Hà Nội đáng lẽ là ngày hạnh phúc nhất đối với Thủy, nhưng đó lại là ngày đau đớn nhất bởi đúng ngày hôm ấy bố em qua đời sau cơn bạo bệnh. Giờ đây giấc mơ giảng đường của em đành phải gác lại bởi mẹ em cũng đang bị ung thư.

Chàng kỹ sư Việt hiện thực “giấc mơ Mỹ” trong thời kì khủng hoảng dầu khí

Anh Trần Đăng Khoa vẫn nhớ như in thời điểm tốt nghiệp cử nhân Kỹ sư Dầu khí tại Đại học Houston (Mỹ) vào tháng 05/2015 - đúng thời điểm khủng hoảng giá dầu trầm trọng. Rất nhiều công ty dầu khí của Mỹ sa thải nhân viên, đó là một cú sốc lớn đối với các sinh viên quốc tế học ngành này muốn bám trụ lại xứ sở cờ hoa…

Huyện Lạc Sơn sẵn sàng bước vào năm học mới 2019 - 2020

(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Anh Tuấn, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Lạc Sơn cho biết: Toàn huyện hiện có 69 đơn vị trường học, 202 điểm trường, 1.194 nhóm lớp và trên 32.300 học sinh. Huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức khai giảng năm học mới và ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường năm học 2019-2020. Theo đó, các cấp học, bậc học trong huyện tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc khung kế hoạch thời gian năm học và các điều kiện cần thiết cho năm học 2019 - 2020.

Tại sao trường tư thục chất lượng cao nhưng luôn “khát” học sinh?

"Khối các trường tư thục, tư nhân còn gặp nhiều khó khăn về mặt chính sách, cơ chế hoạt động… dẫn đến tình trạng trường tư không đủ số học sinh nhập trường, trong khi đó trường công lập bị quá tải sĩ số, 60 học sinh/lớp”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục