(HBĐT) - Dự án Tăng cường sự tham gia của trẻ khuyết tật (TKT) trong giáo dục hoà nhập (Dự án) do Viện Tài chính vi mô và phát triển cộng đồng - MACDI triển khai thực hiện trong 2 năm (2018 - 2019) trên địa bàn 6 xã của huyện Tân Lạc. Mục tiêu dự án nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho giáo viên, lãnh đạo các trường học trên địa bàn huyện về giáo dục hòa nhập cho TKT; cải thiện môi trường hòa nhập và cơ chế phối hợp giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương cho TKT tham gia học tập tại các trường học. Đồng thời, tăng cường sự tham gia của TKT vào các hoạt động văn hóa, xã hội, thể thao trong nhà trường và đoàn, đội.



Trẻ em khuyết tật tham gia hoạt động học thêu trong ngày trải nghiệm tại khu du lịch bản Lác (Mai Châu). 

Cuối tháng 8 vừa qua, gần 30 học sinh khuyết tật TH&THCS của 6 xã vùng dự án có dịp được tham gia ngày trải nghiệm tìm hiểu thiên nhiên, dã ngoại tại khu du lịch bản Lác (Mai Châu). Để đưa được các em khuyết tật đi trải nghiệm lần này, các thành viên Dự án đã phải lên chương trình trước đó khá lâu. Đồng thời, phối hợp với các nhà trường, phụ huynh đảm bảo cho các em có điều kiện tham gia đầy đủ nhất. Tại bản Lác, tuy thời gian chỉ trong 1 ngày, nhưng các em đã được tham gia nhiều hoạt động; giao lưu với người nước ngoài, thăm xưởng may mặc, tìm hiểu các sản phẩm do người khuyết tật nơi đây làm ra. 

Chị Hà Thị Nhung, điều phối viên Dự án cho biết: Chương trình dã ngoại được thiết kế gồm nhiều hoạt động hấp dẫn, giúp trẻ em có điều kiện tìm hiểu thiên nhiên, con người, bản sắc khu du lịch. Qua đó, phát triển kỹ năng xã hội, góp phần giúp các em sống hoà đồng, tự tin hơn.

"Đây là lần đầu tiên em được đi chơi tìm hiểu vùng du lịch nổi tiếng. Tham gia các hoạt động và được tìm hiểu về những người khuyết tật trưởng thành đang làm ra những sản phẩm may mặc em thấy rất vui. Mong ước của chúng em sau này lớn lên sẽ là người có ích cho xã hội” - em Đinh Lâm Khanh, học sinh lớp 7A1, trường TH&THCS Phú Cường, khuyết tật nói ngọng cho hay.

Theo chị Hà Thị Nhung, các bậc phụ huynh đánh giá cao thành quả trong những năm qua MACDI đã làm được cho trẻ em khuyết tật. Chị Đinh Thị Khịn, xã Ngọc Mỹ - phụ huynh có con bị khuyết tật chia sẻ: Chúng tôi rất xúc động trước những việc làm, tấm lòng của các thầy, cô, các tình nguyện viên của MACDI dành cho những trẻ kém may mắn hơn bạn bè cùng trang lứa, đem lại những lợi ích thiết thực, ý nghĩa cho trẻ em khuyết tật và gia đình các em.

Trong thời gian qua, MACDI đã tiến hành khảo sát nhận thức của giáo viên trong các trường, cơ sở giáo dục, đặc biệt về giáo dục hòa nhập và sự tham gia của TKT trong các lớp học hòa nhập; phổ biến các chính sách về quyền của người khuyết tật; tập huấn cho hàng chục giáo viên và lãnh đạo các trường học có TKT về phương pháp, kỹ năng dạy TKT trong các lớp học hòa nhập. Đồng thời, hỗ trợ các nhóm giáo viên cùng trường tự giúp nhau thực hành tốt kỹ năng giáo dục hòa nhập (tổ chức cuộc họp, quan sát lớp học) tại các trường học thuộc dự án. Cải thiện cơ sở vật chất trường học để TKT có thể học hòa nhập. Hỗ trợ các nhóm học sinh giúp đỡ các học sinh khuyết tật trong các trường học tiểu học tại tỉnh dự án. Triển khai hướng dẫn kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật để các em có khả năng tự chăm sóc bản thân tại trường học...

Với sự tích cực của các điều phối viên, sự ủng hộ của các thầy, cô giáo, gia đình, Dự án Tăng cường sự tham gia của TKT trong giáo dục hoà nhập ở huyện Tân Lạc đã, đang mang lại những hiệu quả thiết thực, giúp các trẻ khuyết tật được đến trường, có cơ hội vươn lên khẳng định mình, tiến tới hòa nhập cộng đồng, xã hội. 

"Một ngày trải nghiệm cùng các học sinh khuyết tật nhắc nhở chúng tôi rằng, giữa cuộc sống bận rộn, chúng ta đừng quên việc hỗ trợ những người xung quanh, đặc biệt là những trẻ em yếu thế” - chị Hà Thị Nhung chia sẻ.

Hồng Trung

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục