(HBĐT) - Nhìn thẳng vào những tồn tại, hạn chế trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với học sinh, sinh viên (HSSV) trên môi trường mạng, đồng chí Nguyễn Vinh Quang, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng CTTT (Sở GD&ĐT) trăn trở: Còn nhiều bất cập như công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến HSSV thông qua môi trường mạng, Luật An ninh mạng, các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng internet, mạng xã hội tại các cơ sở giáo dục hầu như chưa thực hiện.


Học sinh trường TH&THCS Mỵ Hòa (Kim Bôi) được hướng dẫn tiếp cận và sử dụng internet đúng cách.

Đa số các diễn đàn trên internet, trang thông tin (fanpage), nhóm (group, confession) trên mạng xã hội chỉ do các lớp, nhóm lớp trong nhà trường tạo lập, chưa mang tính bao quát trong nhà trường. Việc giáo dục, định hướng HSSV khai thác, sử dụng thông tin trên môi trường mạng đúng quy định, phục vụ nghiên cứu, học tập, giải trí lành mạnh còn hạn chế. Việc quản lý các trang thông tin giáo dục chính trị, tư tưởng đối với HSSV trên môi trường mạng còn bất cập, chưa tập trung chuyên sâu. Công tác phối hợp giữa ngành Giáo dục với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng đối với HSSV trên môi trường mạng chưa hiệu quả, do thiếu hành lang pháp lý để tổ chức triển khai. Thiếu cơ chế phối hợp để triển khai thực hiện. 

Khảo sát tại các nhà trường, đơn vị cho thấy, có một thực tế là đội ngũ cộng tác viên quản lý, giáo dục chính trị, tư tưởng đối với HSSV trên môi trường mạng hầu như chưa được thành lập. Năng lực đội ngũ cán bộ, nhà giáo phụ trách công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với HSSV trên môi trường mạng chưa được bồi dưỡng, nên còn nhiều hạn chế, đa số chưa theo kịp với xu hướng thực tế, cũng như chưa theo kịp đối với HSSV. Tại nhiều trường THPT, nhất là vùng trung tâm thành phố như THPT Công Nghiệp, THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, THPT Lương Sơn…, học sinh có kỹ năng sử dụng, khai thác internet thành thạo.

Đồng chí Nguyễn Quang Vinh cho biết thêm: Thời gian tới, ngành sẽ tăng cường quản lý, giáo dục chính trị, tư tưởng đối với HSSV trên môi trường mạng, nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin trên môi trường mạng đảm bảo đúng quy định, lành mạnh, hữu ích. Đặc biệt là giảm thiểu tác động của những thông tin độc hại, sai trái trên môi trường mạng đối với HSSV. Phấn đấu đến năm 2021, có ít nhất 85% cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn HSSV khai thác, sử dụng thông tin trên môi trường mạng đúng quy định, phục vụ nghiên cứu, học tập, giải trí lành mạnh, đạt 100% cơ sở giáo dục tổ chức hiệu quả vào năm 2025. Thiết lập mạng lưới thông tin giáo dục chính trị, tư tưởng đối với HSSV trên môi trường mạng từ Sở GD&ĐT đến các cơ sở giáo dục. Phấn đấu đến năm 2021, có ít nhất 85% cơ sở giáo dục xây dựng được đội ngũ cán bộ, giáo viên, cộng tác viên để tổ chức quản lý, giáo dục chính trị, tư tưởng đối với HSSV trên môi trường mạng, đạt 100% vào năm 2025.

Để thực hiện mục tiêu này, các đơn vị, nhà trường đang triển khai tuyên truyền mạnh mẽ về Luật An ninh mạng, các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng internet, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên internet. Xây dựng, phát triển các trang thông tin nhóm (group, confession) trên mạng xã hội cho HSSV tại các cơ sở giáo dục; kết nối tuyên truyền, giáo dục giữa trang thông tin của nhà trường với các trang thông tin khác có số đông HSSV nhà trường tham gia. Đồng thời xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục với HSSV thông qua internet, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác như: email, điện thoại, tin nhắn viễn thông (sổ liên lạc điện tử)...


 Dương Liễu

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục