Tăng tốc chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020
Thứ tư, 20/5/2020 | 8:53:39 Sáng
(HBĐT) - Dự kiến Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 8. Như vậy, gần 9.000 học sinh lớp 12 của tỉnh chỉ còn hơn 2 tháng để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này. Trở lại trường sau hơn 3 tháng nghỉ phòng, chống dịch Covid-19 khiến cho kiến thức, nền nếp học tập của học sinh (HS) nói chung, HS lớp 12 nói riêng bị ảnh hưởng không ít. Do đó, thời điểm này, các trường tập trung tăng tốc để hoàn thành nhiệm vụ năm học, đặc biệt là chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020.
Học sinh lớp 12, trường PT DTNT THPT tỉnh tập trung ôn tập, chuẩn bị cho Kỳ THPT quốc gia năm 2020.
Thầy giáo Quách Tự Hải, Phó hiệu trưởng trường PT DTNT THPT tỉnh cho biết: Sau nửa tháng trở lại trường học tập, nền nếp sinh hoạt cũng như học tập của HS nhà trường, đã nhanh chóng quay trở lại quy củ, nhất là đối với HS lớp 12. Trường có 7 lớp, với 245 HS khối 12. Bộ GD&ĐT liên tục đưa ra các thay đổi về phương án thi THPT quốc gia, tuyển sinh cao đẳng, đại học (CĐ, ĐH), khiến cho giáo viên (GV), HS, phụ huynh không khỏi lo lắng. Hiện nay, căn cứ hướng dẫn của Sở, Bộ GD&ĐT, tiến độ thực hiện dạy học, nhà trường đã tiến hành rà soát, giảm những nội dung dạy học có kiến thức, kỹ năng vượt quá mức độ cần đạt. Kế hoạch dạy học đảm bảo yêu cầu tối thiểu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đối với các nội dung dạy học trên lớp, các nội dung khuyến khích HS tự học. Theo kế hoạch, nhà trường sẽ đảm bảo việc hoàn thành phân phối chương trình năm học trước ngày 15/7, theo đúng khung thời gian năm học. Riêng đối với HS lớp 12 sẽ tổ chức ôn thi THPT quốc gia vào tất cả các buổi chiều. Trong thời gian nghỉ chống dịch cũng như hiện nay, GV các bộ môn tiếp tục giao nhiều bài tập, để HS tự ôn luyện vào buổi tối và các ngày cuối tuần. Thời gian chỉ còn hơn 2 tháng, nên quan điểm của nhà trường là phải tăng tốc, tập trung cao độ cho việc ôn thi THPT quốc gia.
Để hỗ trợ cho các nhà trường tổ chức dạy và học trong bối cảnh khá đặc biệt này, Sở GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị, nhà trường rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II. Ngoài ra, các nhóm cốt cán cấp tỉnh nghiên cứu, xây dựng nội dung, kế hoạch dạy học theo hướng dẫn về giảm tải nội dung của Bộ GD&ĐT. Đây là cơ sở để các đơn vị có thể sử dụng tham khảo trong giai đoạn nước rút này.
Đặc biệt, để giúp GV, HS không bị động, bỡ ngỡ với những thay đổi trong nội dung thi năm nay, Sở GD&ĐT đã hướng dẫn cho các đơn vị, nhà trường sử dụng bộ đề thi minh họa THPT quốc gia năm 2020. Đồng chí Hoàng Ngọc Ánh, Trưởng Phòng Giáo dục trung học (Sở GD&ĐT) cho biết: Sở đã giao nhiệm vụ cho các GV cốt cán cấp tỉnh nghiên cứu, phản biện bộ đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT; đã gửi kết quả nghiên cứu, phân tích, giải chi tiết các đề thi minh họa tới các nhà trường để GV, HS lớp 12 tham khảo. Yêu cầu các nhà trường hướng dẫn GV bộ môn tham khảo bộ đề minh họa, từ đó lựa chọn đơn vị kiến thức, phương pháp ôn tập cho HS phù hợp, hiệu quả.
Phân tích đề tham khảo môn Toán Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, cô giáo Nguyễn Ngọc Xuân, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - trưởng nhóm nghiên cứu, phản biện môn Toán cho biết: Các câu hỏi trong bộ đề thi môn Toán được sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp. Đề thi bám sát chương trình tinh giản, số lượng câu hỏi thuộc kiến thức học kỳ II lớp 12 đã giảm đáng kể. Trong đề thi có đến 90% câu hỏi thuộc chương trình kỳ I của lớp 12, 10% số câu hỏi thuộc chương trình lớp 11. Do đó, HS hoàn toàn có thể yên tâm, tự tin để ôn tập và bước vào Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020.
Đầu tháng 5 vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2019 – 2020. Hiện, Sở GD&ĐT đã yêu cầu các GV cốt cán nghiên cứu, phân tích đề thi tham khảo (chủ đề, mức độ câu hỏi, sự phân bố câu hỏi, kiến thức theo chủ đề và khối lớp…). Đồng thời, lập ma trận chi tiết đề thi tham khảo, giải chi tiết đề thi tham khảo. Đây sẽ là tài liệu quan trọng để các nhà trường tổ chức ôn tập nước rút cho HS, chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020.
(HBĐT) - Nhìn thẳng vào những tồn tại, hạn chế trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với học sinh, sinh viên (HSSV) trên môi trường mạng, đồng chí Nguyễn Vinh Quang, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng CTTT (Sở GD&ĐT) trăn trở: Còn nhiều bất cập như công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến HSSV thông qua môi trường mạng, Luật An ninh mạng, các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng internet, mạng xã hội tại các cơ sở giáo dục hầu như chưa thực hiện.
Lãnh đạo lĩnh vực giáo dục tiểu học các thời kỳ đã chỉ ra rằng, quy định 'học vượt lớp' đã có từ lâu nhưng trên thực tế chưa có trường hợp học sinh nào được vượt lớp dù có nổi trội về năng lực.
(HBĐT) - Sau hơn 3 tháng học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19, ngày 11/5, toàn bộ học sinh ở các cấp học đã đi học trở lại. Năm học 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ kết thúc vào ngày 15/7. Như vậy, ngành Giáo dục (GD) còn chưa đầy 2 tháng để dồn lực thực hiện mục tiêu kép: hoàn thành nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 và đảm bảo an toàn cho học sinh trước dịch bệnh Covid-19.
Quy chế tuyển sinh 2020 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành nêu: Với những thí sinh không dùng quyền xét tuyển thẳng, được ưu tiên xét tuyển vào trường đại học mình đăng ký. Hiệu trưởng các trường sẽ xem xét và quyết định việc cho vào học hay không.
Đến thời điểm này, các trường tiểu học đang gấp rút hoàn tất các khâu cuối cùng để chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới.
Bộ GD-ĐT yêu cầu kết quả chọn SGK ở tất cả các địa phương trên cả nước phải có trước 20.5 để kịp "thay sách” từ năm học tới.
Tuyển sinh đại học bằng hình thức phỏng vấn vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, hình thức này đang thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh trong mùa tuyển sinh năm 2020.