Với sự đồng hành của các chuyên gia tâm lý học, bác sĩ..., đề án nhằm giúp giáo viên nhận diện, xử lý các vấn đề về quản lý cảm xúc, góp phần giảm thiểu các hành vi tiêu cực trong các nhà trường, thông qua phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin.
Ảnh minh hoạ
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp Công đoàn Y tế Việt Nam vừa khởi động Đề án "Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chăm sóc tư vấn hỗ trợ giải tỏa căng thẳng tâm lý cho giáo viên”. Hai đơn vị này trực tiếp điều hành, triển khai Đề án, với sự đồng hành của các chuyên gia tâm lý học, các bác sĩ và chuyên gia công nghệ thông tin của Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Trường đại học Y tế công cộng, Khoa Tâm lý học-Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Cục Công nghệ Thông tin – Bộ GD-ĐT.
Đề án sẽ được thực hiện trong hai năm 2020 và 2021 với bốn giai đoạn chính. Trước tiên là khảo sát, đánh giá thực trạng phân loại mức độ căng thẳng của giáo viên; Thiết kế một số giải pháp về y tế, tâm lý. Sau đó, xây dựng phần mềm, ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin để hỗ trợ, tư vấn trực tuyến cho giáo viên. Giai đoạn còn lại là tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tư vấn, hỗ trợ giáo viên cho đội ngũ cán bộ công đoàn toàn ngành.
Hiện đang có khoảng 1,6 triệu cán bộ, nhà giáo, người lao động trong ngành giáo dục. Đề án khi được triển khai được mong đợi sẽ giúp chăm sóc sức khỏe tinh thần cho giáo viên, hướng đến nâng cao chất lượng sống cũng như chất lượng công việc.
Theo báo Nhân Dân
(HBĐT) - Hưởng ứng chương trình "Một triệu ly sữa” do Hội đồng Đội T.Ư phát động, trong các ngày 13, 15/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức trao tặng 60 suất sữa cho 60 học sinh tại 2 điểm trường TH&THCS xã Tân Phong (Cao Phong), điểm trường xóm Thín, thuộc trường TH&THCS xã Vầy Nưa (Đà Bắc). Tổng giá trị trên 7 triệu đồng.
(HBĐT) - Cùng với hệ thống giáo dục toàn tỉnh, hoạt động giảng dạy, học tập của cô, trò trường PT DTNT THCS&THPT huyện Đà Bắc vừa bắt đầu trở lại. Nhà trường đã và đang chủ động vượt khó để vừa đáp ứng các yêu cầu chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
(HBĐT) - Nhìn thẳng vào những tồn tại, hạn chế trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với học sinh, sinh viên (HSSV) trên môi trường mạng, đồng chí Nguyễn Vinh Quang, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng CTTT (Sở GD&ĐT) trăn trở: Còn nhiều bất cập như công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến HSSV thông qua môi trường mạng, Luật An ninh mạng, các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng internet, mạng xã hội tại các cơ sở giáo dục hầu như chưa thực hiện.
Lãnh đạo lĩnh vực giáo dục tiểu học các thời kỳ đã chỉ ra rằng, quy định 'học vượt lớp' đã có từ lâu nhưng trên thực tế chưa có trường hợp học sinh nào được vượt lớp dù có nổi trội về năng lực.
(HBĐT) - Sau hơn 3 tháng học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19, ngày 11/5, toàn bộ học sinh ở các cấp học đã đi học trở lại. Năm học 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ kết thúc vào ngày 15/7. Như vậy, ngành Giáo dục (GD) còn chưa đầy 2 tháng để dồn lực thực hiện mục tiêu kép: hoàn thành nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 và đảm bảo an toàn cho học sinh trước dịch bệnh Covid-19.
Quy chế tuyển sinh 2020 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành nêu: Với những thí sinh không dùng quyền xét tuyển thẳng, được ưu tiên xét tuyển vào trường đại học mình đăng ký. Hiệu trưởng các trường sẽ xem xét và quyết định việc cho vào học hay không.