(HBĐT) - Chất lượng, hiệu quả giáo dục phổ thông (GDPT) còn thấp so với yêu cầu, mặt bằng về kiến thức; kỹ năng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn. Chương trình GDPT còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành, tính ứng dụng thấp. Một số cán bộ, giáo viên chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục, chưa thực sự trách nhiệm, tâm huyết với nghề, thậm chí còn vi phạm đạo đức nghề nghiệp… 

Trước thực tế đó, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 50-CT/TU về nâng cao chất lượng GDPT với 10 nhiệm vụ cụ thể, yêu cầu cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể CT-XH, ngành GD&ĐT từ tỉnh đến cơ sở tập trung thực hiện tốt.


Phòng học ngoại ngữ của trường THPT Lạc Sơn (Lạc Sơn) được xây dựng đạt chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ. 
       
Thực hiện chỉ thị của Tỉnh ủy, ngày 22/8/2019, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 151, đặt ra những mục tiêu, giải pháp cụ thể như: phấn đấu đến năm 2025, có 80% trường tiểu học, 50% trường THCS, TH&THCS, 35% trường THPT đạt chuẩn quốc gia. 85% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục THPT và tương đương… Cụ thể hóa các mục tiêu này, ngành GD&ĐT đã điều chỉnh, rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đảm bảo hợp lý, đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, toàn ngành có 589 đơn vị, trường học (giảm 185 đơn vị, trường học so với năm 2015). 100% các xã, phường, thị trấn, kể cả các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã có trường lớp từ mầm non đến THCS. Các huyện, thành phố có từ 2 - 4 trường THPT. Các huyện có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đã có hệ thống các trường PT DTNT, DTBT, tạo điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số được học tập có chất lượng.

Đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Một trong những giải pháp, nhiệm vụ quan trong của việc thực hiện Chỉ thị số 50 của BTV Tỉnh ủy là tăng cường cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Toàn tỉnh hiện có 8.635 phòng học (khối trường mầm non, phổ thông 8.431 phòng; khối Trung tâm GDTX-GDNN, GDTX, hướng nghiệp 204 phòng). Trong số 8.431 phòng học các trường mầm non, phổ thông có 7.136 phòng kiên cố, chiếm 84,6% (tăng 0,9% so với năm 2015 và cao hơn 9,7% so với cả nước), phòng học bán kiên cố 708 phòng, chiếm 8,3%; phòng học xuống cấp 4,9%; phòng học tạm và các phòng khác 177 phòng, chiếm 2,2%. Ngoài ra, có 304 phòng học bộ môn; 309 phòng thực hành tin học; 116 phòng học ngoại ngữ, nghe nhìn. Toàn tỉnh hiện có 272 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, đạt 51,71% (tăng 18,41% so với năm 2015). Điều này cho thấy sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và Nhân dân đầu tư cho giáo dục là rất lớn. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn từng bước được nâng lên. Trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2019, 2020, đã có nhiều học sinh các huyện Mai Châu, Đà Bắc tham gia dự thi và đoạt giải. 

Vấn đề giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, giáo viên; củng cố các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới trong các trường học được quan tâm. Toàn ngành có 619 Đảng bộ, chi bộ, với 11.181 đảng viên, đạt 55,7% (tăng 10,7% so với năm 2015); có 8.487 đảng viên nữ, chiếm 75,9%, 5.535 đảng viên người dân tộc thiểu số, chiếm 49,5% so với tổng số đảng viên toàn ngành. 

Chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông từ lớp 1 năm học 2020-2021, ngành GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường thành lập tổ tư vấn hỗ trợ, giám sát các cơ sở giáo dục lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 một cách công khai, minh bạch, đúng quy định, đảm bảo có tính kế thừa trong các năm học tiếp theo. Tổ chức tập huấn giáo viên kết hợp với các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề cấp trường, cụm trường; xây dựng kế hoạch tập huấn, chú trọng trải nghiệm thực hành tại cơ sở giáo dục; tổ chức tập huấn trực tuyến đối với cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học, sẵn sàng cho việc triển khai chương trình GDPT năm 2018.


Dương Liễu

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục