(HBĐT) - Luật Giáo dục năm 2019 được Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2019. Luật gồm 9 chương, 115 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020. Báo Hòa Bình xin giới thiệu một số điểm mới cơ bản của luật.
Từ ngày 1/7/2020, giáo viên tiểu học, trung học phải có bằng cử nhân sư phạm trở lên. Luật Giáo dục năm 2019 đã nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và giảng viên đại học. Cụ thể, luật quy định chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm, giáo viên tiểu học từ trung cấp sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên, giáo viên THCS từ cao đẳng sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên, thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học, luật quy định trình độ chuẩn được đào tạo từ đại học lên thạc sĩ. Đối với nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì sẽ thực hiện theo Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học
Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Điều 85, Luật Giáo dục năm 2019. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2020, học sinh, sinh viên (HS, SV) sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học.
Ngoài ra, HS, SV sư phạm nói riêng, SV chuyên ngành khác nói chung sẽ được hưởng các chính sách dành cho người học theo quy định như sau:
- Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho HS đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu quy định tại Điều 62 của luật này và người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; cấp học bổng chính sách cho SV hệ cử tuyển, HS trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.
- Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Người học sư phạm phải bồi hoàn học phí nếu làm việc không đúng ngành
Đây tiếp tục là một trong những nội dung mới quan trọng được quy định tại Luật Giáo dục năm 2019.
Theo đó, những HS, SV sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học, nếu sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp không công tác trong ngành giáo dục, hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.
Nhà giáo được ưu tiên hưởng tiền đặc thù, xếp lương theo vị trí việc làm
Điều 76, Luật Giáo dục năm 2019 quy định về tiền lương của nhà giáo nêu rõ, nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.
Đây là quy định mới được bổ sung so với Luật Giáo dục năm 2005, luật hiện hành chỉ quy định nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.
Minh Phượng (Sở Tư pháp)
(HBĐT) - Ngày 5/7, Trung tâm Giáo dục ATTIC đã tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp 2020. Dự ngày hội có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Gần 2.500 chiếc xe đạp, hàng trăm suất học bổng, góc học tập, hàng vạn tập vở, sách giáo khoa, dụng cụ học tập được trao tặng trẻ em hoàn cảnh khó khăn đang nâng bước, tiếp sức, giúp các em đến trường, có thêm niềm tin yêu cuộc sống là kết quả hết sức thiết thực, có ý nghĩa từ phong trào "Đồng hành cùng em đến trường” của LLVT tỉnh trong suốt những năm qua. Phong trào được Bộ Tư lệnh Quân khu ba ghi nhận, đánh giá cao.
(HBĐT) - "Qua 5 năm thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg, ngày 20/4/2014 về "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị đến năm 2020”, từ 486 hộ dân đạt danh hiệu gia đình học tập năm 2016, đến năm 2020, toàn xã có 2.087/2.981 hộ đăng ký đạt danh hiệu, đạt 70%. Toàn xã có 8 đơn vị học tập, trong đó, 6/6 đơn vị nhà trường tiêu biểu. Điển hình là trường TH&THCS Kim Bôi, trường TH&THCS Kim Tiến đứng top đầu giáo dục của huyện, xếp thứ nhì, ba khối giáo dục toàn tỉnh” - đồng chí Quách Thị Vân, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Kim Bôi (Kim Bôi) chia sẻ.
Theo Luật Giáo dục sửa đổi, học sinh mầm non 5 tuổi ở khu vực khó khăn sẽ được miễn học phí giống như học sinh bậc tiểu học.
Ngày 1/7, tại huyện Đà Bắc, Hội Cựu giáo chức tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 16 năm Ngày truyền thống Hội Cựu giáo chức Việt Nam.
(HBĐT) - Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, tỉnh ta nằm trong top những tỉnh có điểm trung bình môn tiếng Anh thấp nhất cả nước, với 3,25 điểm. Số lượng bài thi môn tiếng Anh đạt từ 9 điểm trở lên chỉ có 51 bài, chiếm khoảng 6% tổng số bài thi. Các bài thi tập trung chủ yếu ở mức điểm dưới 5. Những con số này đã phần nào nói lên chất lượng công tác dạy và học tiếng Anh của ngành Giáo dục tỉnh còn nhiều hạn chế.