(HBĐT) Bộ GDĐT đã quyết định tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT thành 2 đợt, ngoại trừ Đà Nẵng và 6 huyện, thị của Quảng Nam, thí sinh thuộc diện F1, F2 thì các thí sinh còn lại sẽ thi theo kế hoạch đã đề ra (từ ngày 8-10.8). Nhiều người đặt câu hỏi về sự chênh lệch đề thi và những thuận lợi, khó khăn của thí sinh dự thi trong 2 đợt khác nhau.


PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM bày tỏ quan điểm về vấn đề này.

- Thưa PGS.TS Đỗ Văn Dũng, ông đánh giá như thế nào về phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT mà Bộ GDĐT vừa đưa ra?

Tôi ủng hộ phương án chia Kỳ thi tốt nghiệp THPT thành hai đợt như vậy là phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời đảm bảo tâm lý cho cả triệu thí sinh, phụ huynh.



PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Ảnh: NVCC

Phải khẳng định rằng nếu huỷ kỳ thi, các trường đại học, đặc biệt là trường top trên xét tuyển chủ yếu dựa trên học bạ sẽ là một sự bất công lớn đối với những học sinh chăm ngoan học giỏi, nỗ lực ôn tập, nhiều em có thể bị "trượt oan”. Bởi thực tế chấm điểm, đánh giá ở bậc phổ thông chưa kiểm soát được đúng chất lượng, không ít thầy cô "thương" học trò nên cho điểm cao, hiện tượng làm đẹp học bạ. Trong khi đó, không ít trường tốt lại khắt khe hơn trong chấm điểm.

- Thí sinh thi 2 đợt có thuận lợi và khó khăn gì, thưa ông?

Các học sinh thi đợt 2 sẽ có thể gặp một số vấn đề tâm lý nhưng lại có thời gian để ôn bài kỹ hơn, được tham khảo thêm về đề thi. Tuy vậy, các em sẽ phải nhập học muộn hơn, thậm chí, phải "học đuổi” để theo kịp chương trình với thí sinh đợt 1. Như vậy, thí sinh dự đợt nào cũng sẽ có những thuận lợi nhất định.

Tuy nhiên, thí sinh cũng không nên quá lo lắng nếu nhập học muộn hơn. Như Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật đã điều chỉnh kế hoạch, sinh viên kết hợp học online và học tại trường. Năm học rút xuống 12 tuần, thay vì 15 tuần như các năm trước. Do đó, việc lùi thời gian tuyển sinh, nếu không quá lâu, sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch đào tạo của trường.


Thí sinh cần thông cảm với hoàn cảnh hiện tại. Các em cũng đừng quá lo lắng mà nên ăn uống đầy đủ, tập luyện thể dục thể thao để thi cho tốt.

Tổ chức thi cũng góp phần hạn chế dịch COVID-19 lây lan, các em tập trung ôn tập tại nhà, hạn chế ra ngoài. Nếu bỏ thi, sẽ không ít em có hiện tượng tụ tập, ăn mừng và vui chơi… khi ấy dịch cũng khó kiểm soát hơn.

- Vậy còn lo ngại về chênh lệch trong đề thi, thưa ông?

Với ngân hàng câu hỏi của Bộ, đề thi đã được chuẩn hóa, với lý thuyết xác suất thống kê và đánh giá thì máy tính sẽ tự lựa chọn ngẫu nhiên những câu hỏi ở độ khó khác nhau vì thế mức độ khó của đề thi sẽ ngang nhau. Hơn thế nữa, 8/9 môn thi theo hình thức trắc nghiệm nên đảm bảo tính công bằng cao, không lo chênh lệch độ về điểm giữa 2 đợt.

- Thi 2 đợt, với kinh nghiệm của ông, các trường sẽ phải tuyển sinh như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh?

Các trường đều nắm rõ số lượng thí sinh đã đăng ký xét tuyển, thí sinh ở tỉnh nào. Trường căn cứ tình huống cụ thể, tỉ lệ đã đăng ký để chờ kết quả thi đợt 2 rồi xét tuyển hoặc chia thành 2 đợt tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Trong trường hợp chia kỳ thi tốt nghiệp THPT thành 2 đợt, trường dành một số chỉ tiêu cho thí sinh ở những vùng có dịch, không thi được đợt 1.

- Liệu có vướng mắc gì trong quy định khi tuyển sinh 2 đợt không, thưa ông?

Có một điểm vướng theo tôi cần sửa ngay là theo quy chế tuyển sinh, điểm trúng tuyển đợt 2 sẽ không được thấp hơn đợt 1. Vì thế, theo tôi, Bộ cần sửa lại quy định, thậm chí, điểm tuyển sinh đợt 2 có thể thấp hơn để ưu tiên cho các thí sinh ở "vùng dịch”.

- Xin cảm ơn ông!

                                                                                            Theo báo Lao Động

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục