(HBĐT) - Tiếng Anh hiện đang là môn thi bắt buộc của tất cả các kỳ thi, từ vào lớp 10 tới tốt nghiệp THPT. Các trường đại học tốp đầu như: Học viện Tài chính, Học viện Ngoại giao, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân... dành khá nhiều chỉ tiêu tuyển sinh cho khối A1, D1 có bộ môn Tiếng Anh. Trong khi đó, thực tế chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh của TP Hòa Bình nói riêng, tỉnh ta nói chung những năm qua còn nhiều hạn chế. Điểm thi trung bình môn Tiếng Anh kỳ thi THPT hàng năm của học sinh trong tỉnh luôn xếp ở tốp thấp nhất của cả nước. Do đó, nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh là một nội dung quan trọng ngành GD&ĐT TP Hòa Bình quan tâm triển khai.

 


Học sinh trường tiểu học Hữu Nghị (TP Hòa Bình) học tiếng Anh với hình vẽ minh họa.

Khảo sát thực tế việc dạy và học Tiếng Anh ở các trường học trên địa bàn thành phố, đồng chí Nguyễn Thị Minh Xuân, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố cho biết: Phòng đã yêu cầu các nhà trường căn cứ điều kiện thực tế bổ sung thêm đồ dùng, trang thiết bị bộ môn Tiếng Anh, như tạo góc bộ môn tại lớp học, sân trường với mục đích tạo cho học sinh có thói quen đọc các chủ điểm, chủ đề tiếng Anh qua các khẩu hiệu. Để mỗi ngày các em được nhìn thấy, đọc đi đọc lại nhiều lần tạo vốn từ, vốn kiến thức phong phú. Từ đó, học sinh có hứng thú, yêu thích môn Tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên. Đồng thời, khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên (CBQL, GV) trong các nhà trường thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đơn giản hàng ngày, tạo môi trường nói tiếng Anh, dần hình thành thói quen sử dụng tiếng Anh cho CBQL, GV, học sinh toàn trường. Các trường cũng tích cực tổ chức hoạt động ngoại khóa, giao lưu, sân chơi trí tuệ nhằm phát triển năng lực, tạo không gian, môi trường tiếng Anh cho học sinh trải nghiệm. Như tổ chức hát múa, nhảy theo nhạc và các bài hát tiếng Anh vào đầu giờ, giữa giờ; làm quen với tiếng Anh thông qua các hoạt động tại thư viện tiếng Anh ngoài trời, hoặc sản phẩm trưng bày sau mỗi chủ điểm tiếng Anh đã được học trong sách giáo khoa; trang bị sách, báo, truyện tranh, sách tham khảo song ngữ trong thư viện nhà trường, để học sinh có cơ hội tìm đọc và học tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi.

Các nhà trường cũng thực hiện công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, học sinh về việc dạy và học ngoại ngữ, sự cần thiết học ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. Đồng thời, xây dựng các mô hình giao tiếp tiếng Anh hiệu quả ở nhà trường, từng bước nhân rộng. Các nhà trường đã thực hiện đồng bộ việc xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Anh thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; củng cố kiến thức thông qua hoạt động: câu lạc bộ tiếng Anh, giao lưu tiếng Anh, ngày hội tiếng Anh với các trò chơi bằng tiếng Anh, hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, văn nghệ, trò chơi tiếng Anh, gian hàng tiếng Anh... Một số trường mầm non đã tổ chức các chương trình cho trẻ được làm quen với tiếng Anh từ cấp học mầm non. Để giúp học sinh lớp 1, lớp 2 làm quen với chương trình tiếng Anh, Phòng GD&ĐT thành phố phối hợp VPBOX tổ chức dạy học tiếng Anh tăng cường cho học sinh lớp 1, 2. Đến hết năm 2020, có 16/18 trường tiểu học, TH&THCS đăng ký dạy tăng cường tiếng Anh cho học sinh lớp 1, 2. 

Đồng chí Trưởng phòng GD&ĐT thành phố cho biết thêm: Trong thời gian qua, các trường đã mời giáo viên bản ngữ tại các trung tâm ngoại ngữ: Ocean Edu, Ited, Queen Bee... đến giao lưu, tổ chức các chuyên đề khuyến khích giáo viên, học sinh tham dự như: ngày hội nói tiếng Anh, thi hùng biện bằng tiếng Anh, trò chơi sử dụng tiếng Anh, đọc thơ, kể chuyện bằng tiếng Anh... Từ đó, giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp và cũng tạo điều kiện cho chính giáo viên dạy tiếng Anh tự nâng cao năng lực. Nhiều trường phối hợp với phụ huynh tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm tại các khu du lịch, di tích lịch sử nơi có nhiều người nước ngoài như: Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), bản Lác (Mai Châu)… Phòng GD&ĐT thành phố cũng chỉ đạo các trường động viên, khuyến khích học sinh tích cực tham gia các cuộc thi Olympic tiếng Anh trên mạng internet, chương trình giao lưu câu lạc bộ năng khiếu tiếng Anh trên tinh thần tự nguyện.

Dương Liễu
 


Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục