Chiều 9/12, tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu đã đồng ý thông qua chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh trên địa bàn thành phố trong học kỳ 2, năm học 2021-2022.
Học sinh mầm non huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh trong giờ học khi dịch Covid-19 chưa bùng phát.
Theo đó, trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập, ngoài công lập (không bao gồm các học sinh đang học tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài) và học viên giáo dục thường xuyên được hỗ trợ học phí theo chính sách đặc thù này.
Mức hỗ trợ đối với nhà trẻ là 200.000 đồng/học sinh/tháng (nhóm 1) và 120.000 đồng/học sinh/tháng (nhóm 2). Mẫu giáo được hỗ trợ là 160.000 đồng/học sinh/tháng (nhóm 1) và 100.000 đồng/học sinh/tháng (nhóm 2).
Học sinh trung học cơ sở, bổ túc trung học cơ sở được hỗ trợ với mức 60.000 đồng/học sinh/tháng (nhóm 1) và 30.000 đồng/học sinh/tháng (nhóm 2). Học sinh trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông được hỗ trợ mức 120.000 đồng/học sinh/tháng (nhóm 1) và 100.000 đồng/học sinh/tháng (nhóm 2).
Nhóm 1 là học sinh học tại các trường ở TP Thủ Đức và các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân. Nhóm 2 là học sinh học tại các trường ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.
Dự trù kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ khoảng 533 tỷ đồng. Thời gian áp dụng học kỳ 2 của năm học 2021-2022. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách TP Hồ Chí Minh.
Trước đó, TP hồ Chí Minh đã chi 427 tỷ đồng hỗ trợ học phí học kỳ 1 cho hơn 1,3 triệu học sinh các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông, kể cả học sinh trường ngoài công lập (không bao gồm các học sinh đang học tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài).
Theo Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài và chưa có tiền lệ, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống và thu nhập của phần lớn người dân trên địa bàn, đặc biệt là bộ phận công nhân, người lao động ngoài tỉnh có con em đang học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Mục tiêu của TP Hồ Chí Minh là "không để một học sinh nào nghỉ học, bỏ học vì điều kiện kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh”.
Theo Nhandan.com.vn
Đến thời điểm hiện tại, một số cơ sở giáo dục đại học (ĐH) đã công bố kế hoạch tuyển sinh 2022. Trong đó, kỳ thi đánh giá năng lực được các đơn vị tổ chức hướng dẫn cụ thể để thí sinh chuẩn bị kiến thức cũng như tâm lý trước khi đăng ký dự thi.
Sau thời gian học trực tuyến tại nhà để phòng, chống dịch COVID-19, sáng 6/12, học sinh lớp 12 của các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc các địa bàn có dịch ở cấp độ 1 và 2 đã lại đến trường để học trực tiếp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
(HBĐT) - Ngày 5/12, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn đã ban hành Văn hỏa tốc số 2456/UBND-GD&ĐT về việc tiếp tục cho học sinh nghỉ học để thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Hơn 85.400 trong số 121.700 phụ huynh lớp 1 không đồng ý cho con mình đến trường từ 13/12, theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo.
(HBĐT) - "Thay mặt T.Ư Hội Khuyến học (HKH) Việt Nam, tôi nhiệt liệt biểu dương những thành quả nổi bật của công tác khuyến học Hòa Bình trong nhiệm kỳ 2016 - 2021. Những thành quả đó cho thấy sự lãnh đạo của Đảng chính là nhân tố quyết định thành công của công tác khuyến học. Vì thế, tôi đề nghị thời gian tới, tỉnh Hòa Bình tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài (KH-KT), xây dựng xã hội học tập (XDXHHT)” - đồng chí Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch T.Ư HKH Việt Nam đã nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu HKH tỉnh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.