Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc rà soát thông tin đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo năm 2022 và đề xuất nhu cầu các năm từ 2023-2025 để triển khai Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Chú thích ảnh

Sinh viên Đại học sư phạm Hà Nội tìm hiểu thông tin việc làm với nhà tuyển dụng. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN

Theo đó, nhằm đảm bảo nhu cầu giáo viên mà các địa phương đã đề xuất đến năm 2022 và nhu cầu từ năm 2023-2025 sát với nhu cầu sử dụng, việc đề xuất số lượng giáo viên cần tuyển sinh và đào tạo của các địa phương là một trong các căn cứ quan trọng để Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các cơ sở đào tạo. Đồng thời, để việc đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của các địa phương đạt hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo rà soát và báo cáo nhu cầu tuyển sinh và đào tạo giáo viên của năm 2022 và đề xuất nhu cầu đào tạo giáo viên từ năm 2023-2025.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị trước ngày 31/12 các năm 2022 đến 2024, các địa phương gửi văn bản điều chỉnh nhu cầu so với nhu cầu đã đăng ký cho các năm 2023-2025 để việc xác định chỉ tiêu, tổ chức tuyển sinh và đào tạo giáo viên sau năm 2022 đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, sát với nhu cầu của các địa phương, 

Trước đó, ngày 8/1/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc đề xuất nhu cầu đào tạo giáo viên từ năm 2020-2022 trên cơ sở đề xuất của các địa phương, năng lực đào tạo của các trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định chỉ tiêu đào tạo giáo viên các năm 2020- 2021 cho các cơ sở đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục Đại học và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày 25/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên ngành sư phạm. Nghị định này có hiệu lực từ khóa tuyển sinh 2021-2022. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc về số chỉ tiêu đã đề xuất của một số địa phương và việc triển khai giữa các địa phương với cơ sở đào tạo.

Theo báo Tin tức


Các tin khác


Bảo đảm điều kiện dạy học Tiếng Anh, Tin học cấp Tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố về việc bảo đảm điều kiện tổ chức dạy học môn Tiếng Anh và Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp Tiểu học từ năm học 2022-2023.

Chuẩn bị cho con vào lớp 1: Nên hay không theo các lớp tiền tiểu học?

Do các trường mầm non đã đóng cửa trong một thời gian dài, trong khi ngưỡng cửa vào lớp 1 cho trẻ sinh năm 2016 đang tới gần, nên nhiều phụ huynh "như ngồi trên đống lửa”.

Huyện Yên Thủy: Linh hoạt, thích ứng trong dạy và học thời Covid-19

(HBĐT) - Năm học 2021 - 2022, ngành GD&ĐT huyện Yên Thủy có 34 trường học, trong đó có 13 trường mầm non, 8 trường tiểu học, 8 trường THCS và 5 trường TH&THCS, với tổng số 553 lớp, 15.106 học sinh, 1.367 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Để tiếp tục ứng phó linh hoạt với tình hình dịch Covid-19, đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch (PCD), với phương châm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của cán bộ, giáo viên, học sinh là trước hết, trên hết, Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động, linh hoạt tổ chức dạy học theo hình thức phù hợp.

Những điều chỉnh nổi bật trong tuyển sinh đại học 2022

Chiều 16/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tuyển sinh báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2021 và triển khai công tác tuyển sinh năm 2022.

Giới thiệu SGK mới lớp 3, lớp 7, lớp 10 tới tất cả các địa phương

Theo thông tin từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, thực hiện lộ trình triển khai sách giáo khoa mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong năm học 2022 - 2023, tính đến ngày 16/3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Hội thảo giới thiệu các bộ sách giáo khoa và thiết bị giáo dục lớp 3, lớp 7 và lớp 10 bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tới 50 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Khi áp dụng không đúng, 20 phương thức xét tuyển sẽ gây khó cho thí sinh

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện nay, phương thức xét tuyển vào các trường đại học rất đa dạng (khoảng 20 phương thức). Nhưng sự đa dạng này phần nào cũng gây ra sự khó khăn cho thí sinh trong nắm bắt thông tin.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục