(HBĐT) - "Tôi rất tự hào khi được rèn luyện ở mái trường giàu truyền thống như Lê Quý Đôn. Ở nơi đây, các thầy cô luôn là bậc cha mẹ mẫu mực, tận tụy vì học sinh thân yêu. Trong lòng các thế hệ học trò, các thầy cô thực sự là "Nhà giáo ưu tú”, "Nhà giáo nhân dân”. Chúng tôi luôn muốn dành tặng thầy cô những tình cảm trân quý nhất”. Đó là trải lòng của anh Phạm Minh Long, Phó trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Tỉnh uỷ - một trong rất nhiều cựu học sinh đã trưởng thành từ mái trường THCS Lê Quý Đôn.


Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường THCS Lê Quý Đôn, các thế hệ thầy, cô giáo và học sinh tự hào ôn lại truyền thống giáo dục chất lượng cao của nhà trường.

Anh Long tâm sự: Năm 1972, tôi cất tiếng khóc chào đời cũng là năm trường được thành lập. Năm 10 tuổi, tôi trở thành lớp học trò khóa 10 (1982 - 1986). Năm nay, khi trường kỷ niệm 50 năm thành lập, tôi 50 tuổi, tròn 40 năm (1982 - 2022) bước chân vào trường. Suốt 40 năm qua, tôi luôn trân quý những kỷ niệm dưới mái trường. Những năm tháng thời bao cấp khó khăn đó, chúng tôi được hưởng trọn vẹn tình yêu thương của thầy cô. Các thầy cô luôn thấu hiểu tâm lý, chia sẻ tình cảm như những người cha, người mẹ. Rồi những tiết giảng dạy bổ ích với bao điều hay, từ kiến thức trong trang sách cho đến kỹ năng ứng xử, giao tiếp hàng ngày… Bằng vô vàn tình yêu và trách nhiệm, các thầy cô đã "thuần phục” những đứa học trò "dở người lớn, dở trẻ con”, lắm chiêu trò tinh quái đều răm rắp nghe lời. Thầy cô kiên trì dìu dắt để chúng tôi từng bước tiến bộ, có kỷ luật và thành tích học tập tốt dần lên. Chúng tôi, từ những cô cậu học trò nghèo, nghịch ngợm năm nào, nhờ thầy cô quan tâm dạy dỗ, nay trở thành những người thành đạt, đóng góp tích cực cho quê hương, đất nước.

50 năm qua, trường THCS Lê Quý Đôn đã có chặng đường đủ dài để khẳng định chất lượng giáo dục, đóng góp quan trọng vào thành tích chung của ngành Giáo dục tỉnh Hòa Bình. Lật lại từng trang trong lịch sử xây dựng nhà trường, có thể thấy mỗi giai đoạn đều tạo được những dấu ấn đặc biệt về chất lượng giáo dục. Những năm đầu mới thành lập, trường cấp II Phương Lâm là một trong những ngôi trường đầu tiên được TP Hòa Bình chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, quan tâm đến nhân tố con người, góp phần quyết định uy tín của một ngôi trường có bề dày truyền thống suốt nửa thế kỷ qua.

Rồi đến những năm 1994 - 1997, đây là giai đoạn "hoàng kim” khi trường có hệ chuyên cấp THCS đầu tiên của toàn tỉnh. Từ "cái nôi” này, hàng trăm học sinh giỏi lớp 5, lớp 9 đã được vinh danh. Nay, nhiều người trưởng thành là giáo sư, tiến sỹ, cán bộ đầu ngành, cán bộ lãnh đạo các cấp. Ở giai đoạn này, trường tạo được dấu ấn sâu sắc về một ngôi trường có cả bề dày về lịch sử hình thành và cả thành tích nổi trội về phong trào thi đua "Hai tốt”. Từ đó đến nay, trường luôn củng cố bền vững chất lượng giáo dục, trở thành địa chỉ tin cậy của đông đảo phụ huynh học sinh mong muốn con em mình được rèn luyện trong một môi trường giáo dục tốt.

Thầy Ngô Huy Túc, nguyên Hiệu trưởng nhà trường (giai đoạn 1977-1988) nhìn nhận: Từ "cái nôi” giáo dục Lê Quý Đôn, nhiều thế hệ học sinh đã rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành cả về trí lực và nhân cách. Nơi đây không chỉ đào tạo được hàng trăm học sinh giỏi đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp - trong đó có cả học sinh đạt giải quốc tế, mà còn là "cái nôi” đào tạo các thế hệ học sinh vừa có đức, vừa có tài. Sự trưởng thành cả về bản lĩnh và tâm hồn của các thế hệ học sinh chính là thành quả đáng quý nhất, tạo nên truyền thống vẻ vang của nhà trường.

Tự hào là học sinh trường Lê Quý Đôn, những thế hệ học sinh đã và đang tiếp nối truyền thống hiếu học, ra sức rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội, viết thêm những trang sử góp phần xây dựng thành công thương hiệu Lê Quý Đôn - thương hiệu về chất lượng giáo dục hàng đầu, xứng đáng trở thành một trong những trường THCS chất lượng cao trong tỉnh.

Khánh An


Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục